Đánh giá chung về thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 96)

IV Tính chất gia truyền (tính

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.1.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế

làng ngh ca huyn Gia Bình

4.1.4.1 Những mặt được

Số doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng qua ba năm 2011 – 2013, tốc độ tăng bình quân là 17,85%/năm (từ 2011 đến 2013 có thêm 2 doanh nghiệp). Số HTX tăng bình quân qua 3 năm là 6,90%/năm (từ 2011 đến 2013 tăng 1 HTX). Riêng số hộ cá thể kinh doanh có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn cả là 29,46%/năm (từ 4.685 hộ năm 2011 lên 8.020 hộ năm 2013, tăng 3.235 hộ trong 3 năm).

Sản phẩm của làng nghề huyện Gia Bình nói chung và sản phẩm làng nghềĐại Bái và tre trúc Xuân Lai nói riêng đã và đang được phát triển nâng lên rõ rệt cả về quy mô, sản lượng, chất lượng, mẫu mã. Đang được thị trường trong nước ưa chuộng và xuất khẩu sang một số nước

Đối với sản phẩm của làng nghề Đại Bái chủ yếu được được làm từ kim loại do đó sản phẩm có tuổi thọ cao và được chia làm 02 loại bình dân và cao cấp; các sản phẩm có tính nghệ thuật cao và được sử lý sấy, tẩm chống mốc của các đơn vị sản xuất làng nghề Xuân Lai đã được xuất khẩu sang Mỹ và Nhật; Trong những năm qua các sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao của làng nghề Đại Bái và Xuân Lai đều tham dự hội chợ và được bình chọn các giải chất lượng, một số sản phẩm đã được đăng ký chất lượng thương hiệu sản phẩm.

Về hợp tác liên kết trong sản xuất ở 02 làng nghềĐại Bái và Xuân Lai. Qua điều tra cho thấy các HTX, DNTN, Công ty TNHH và các hộ sản chuyên là đối tượng hoạt động độc lập, còn lại sốđông các họ sản xuất gia công và kiêm sản xuất nông nghiệp là hoạt động có mối quan hệ phụ thuộc nhau và là vệ tinh cho các cơ sở sản xuất lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 Đối với các HTX, DNTN, Công ty TNHH, lợi nhuận bình quân tính trên một HTX, DNTN, Công ty TNHH đạt trên 4 tỷđồng/năm. Ở làng nghềĐại Bái hộ chuyên sản xuất có mức lợi nhuận cao nhất đạt từ 929 triệu đồng/hộ/năm và hộ có lợi nhuận thấp nhất là hộ kiêm sản xuất nông nghiệp ở làng nghề Xuân Lai đạt 147 triệu đồng/hộ/năm trong tổng số lợi nhuận của hộ kiêm sản xuất nông nghiệp thì lợi nhuận thu từ sản xuất nông nghiệp đạt từ 15 đến 16 triệu đồng/hộ/năm, chiếm 10 đến 11% tổng lợi nhuận của hộ.

Trong những năm qua công nghiệp làng nghề ở huyện đã có bước phát triển quan trọng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần đáng kể vào chương trình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay tạo cơ sở góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ởđịa phương

Năm 2013 tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Gia Bình (không tính tiền sử dụng đất) là 13,454 tỷ đồng, đóng góp ngân sách của các hinh thức kinh tế làng nghề là; 4,643 tỷđồng, chiếm 34,51% tổng thu ngân sách của huyện.

Việc sản xuất kinh doanh ngành nghề của các làng nghề một mặt đem lại giá trị kinh tế cao còn có giá trị về bản sắc dân tộc. Nhiều sản phẩm, bí quyết nghề nghiệp của các hộ gia đình vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

4.1.4.2 Những hạn chế

Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong làng nghềđược chia làm các dạng: Hàng phục vụ bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa phương, tại các đại lý ở các tỉnh thành phố trong nước và xuất khẩu. Hàng gia đình các chi tiết cho các nhà máy, công ty lớn (đối với sản phẩm đồng nhôm ở làng nghềĐại Bái), phương thức thanh toán là tiền hàng, nguyên liệu – hàng hoá.

Mỗi làng nghề có từ 3 – 5 sản phẩm truyền thống của mình, nhưng ngày nay với trình độ tay nghề và máy móc thiết bị hiện đại thì những sản phẩm truyền thống của từng làng nghềđã được các thợ và cơ sở khác sao chép lại, chỉ có thể biết được nguồn gốc sản phẩm thông qua các dòng họ và các nghệ nhân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Các chủ hộ chủ yếu là học hết cấp II, thậm chí có chủ hộ chỉ học hết cấp I, biết đọc, biết viết là được đó là quan điểm của một số chủ hộ khi được phỏng vấn. Các HTX, DNTN, Công ty TNHH trình độ của các chủ cơ sở này chủ yêú là tốt nghiệp cấp III một số ít tốt nghiêp đại học việc sử dụng vi tính, khai thác cập nhật thông tin trên mạng còn nhiều lúng túng, hạn chế...

Với trình độ của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề như hiện nay, việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất hay quyết định những vấn đề gì đó liên quan đến sản xuất, thị trường v.v… còn hạn chế và bỡ ngỡ. Trong khi đó, trình độ tay nghề của lao động cũng chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng.

Mặt khác đa số các hộ sản xuất ở làng nghề huyện Gia Bình nói chung và ở 02 làng nghề Đại Bái và tre trúc Xuân Lai nói riêng tiềm lực vốn còn hạn chế, mặt bằng còn gặp khó khăn và tính sản xuất thủ công khép kín nhỏ lẻ vẫn còn.

Qua phân tích cho thấy tình hình đất đai của hộ trong các làng nghề thì diện tích đất để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp là rất nhỏ. Điều đó có lý do của nó, mặc dù là các làng nghề truyền thống hộ trong làng nghề chủ yếu là sản xuất kinh doanh ngành nghề, thu nhập của họ chính cũng từ làm nghề, hàng năm mỗi làng nghề phải đón nhận hàng trăm công dân mới chào đời và hàng chục cặp vợ chồng tách hộ ra sống độc lập.

Đối với các HTX, DNTN, Công ty TNHH lao động được thuê làm công việc quản lý và sản xuất, các hộ gia đình chủ yếu thuê lao động làm sản xuất mà chủ yếu là các khâu sản xuất phụ việc nặng nhọc, phổ thông. Nhu cầu thuê lao động thường xuyên và lao động thời vụ hầu nhưđều đáp ứng được. Đối với các hộ gia đình thuê lao động thường không có hợp đồng và hoàn toàn không có các chế độ nào khác như BHXH, BHYT, phụ cấp độc hại khác.v.v… do vậy việc làm bấp bênh không ổn định, khi có cơ hội trả công cao hơn thì người làm thuê tự bỏđi đến nơi khác làm việc.

Hiện đang thiếu vốn và diện tích để mở rộng sản xuất còn ep ẹp. Giá nguyên liệu ngày càng cao, giá nhân công trả rẻ. Một số loại máy móc chưa phù hợp với ngành nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 chức tiêu thu sản phẩm ở 02 làng nghềĐại Bái và Xuân Lai chưa thật sựđa dạng, tiềm năng lớn chưa được khai thác thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường truyền thống quen thuộc trong nước và xuất khẩu sang một số nước như Nhật Bản, Mĩ …theo đơn đặt hàng của các công ty với các doanh nghiệp, công ty của làng nghề đã được đầu tư máy móc thiết bị sản xuất của làng nghề cần có chương trình giới thiệu quảng bá thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới nhiều hơn nữa để có điều kiện mở ra thị trường rộng lớn trong nước và xuất khẩu cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước.

Hiện nay vấn đề môi trường trong các làng nghềđang là vấn đề nan giải và bức xúc, sản xuất càng phát triển, địa hình chật hẹp và xen lẫn dân cư. Ô nhiễm môi trường, chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn…cần được giải quyết nhất là ở những khâu sản xuất độc hại nhưđúc đồng nhôm, tre ngâm, nhuộm tẩm bằng hoá chất…

4.1.4.3 Những vấn đềđặt ra

- Về nguyên liệu: Trong thời gian tới cần phải tiến hành quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề. Để việc quy hoạch các vùng nguyên liệu có hiệu quả thì cần phải có sự nghiên cứu, dự báo chính xác nhu cầu.

- Về qui trình sản xuất: Cần phải kết hợp giữa tay nghề tinh xảo truyền thống với áp dụng máy móc thiết bị hiện đại và khoa học học công nghệ mới, như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi, giá trị gia tăng thu về sẽ lớn hơn rất nhiều. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất giữa các cơ sở sản xuất với nhau để tận dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Về thị trường: Củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, đa dạng hóa hình thức tiếp thị như xây dựng website, tổ chức các hội chợ làng nghề, kết hợp với các tour du lịch để giới thiệu, quảng bá.

- Về sản phẩm: Cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhanh chóng xúc tiến công tác xây dựng và làm các thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm.

- Về nguồn nhân lực: Có chính sách hỗ trợ cho các làng nghề trong việc đào tạo tay nghề cho lao động, trong đó chú trọng ưu tiên đào tạo cho những nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực đểđáp ứng nhu cầu cho những ngành có dự báo phát triển mạnh.

- Về vai trò của hiệp hội làng nghề: Tiến hành củng cố các Hiệp hội nghề truyền thống đã có, thành lập các Hiệp hội đối với các nghề còn lại để dễ dàng quản lý hoạt động của các làng nghề, trên cơ sở hoạt động của các hiệp hội làng nghề có thể kiến nghị với chính quyền về việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị, đào tạo thợ, phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xử lý môi trường.v.v..

- Về môi trường: Theo chương trình phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh, mục tiêu mở rộng và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nhưng bên cạnh đó cần giải quyết tốt vấn đề môi trường. Tuy nhiên xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cần có sựđầu tư lớn mà các hộ dân không đủ khả năng tự giải quyết được. Do đó cần có cơ chế chính sách cụ thể phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia để cùng giải quyết.

Nguyên nhân:

+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về vai trò của các hình thức kinh tế làng nghề và làng nghề chưa toàn diện; các cấp, các ngành chưa tập trung cao cho công tác phát triển nghề, làng nghề.

+ Tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách về phát triển các hình thức kinh tế làng nghề, làng nghề từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, chưa thống nhất; Việc ban hành chính sách và thực hiện chính sách còn nhiều bất cập;

+ Các làng nghề chưa quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Các sản phẩm của làng nghề chưa được quảng bá rộng rãi và tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

+ Công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động được đào tạo mang tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao động được đào tạo qua phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 để phục vụ cho phát triển nghề, làng nghề. Nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển nghề, làng nghề còn ít. Nội dung công tác khuyến công mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển nghề và làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)