Thể chế, chủ trương, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhàn ước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 101)

IV Tính chất gia truyền (tính

4.2.1Thể chế, chủ trương, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhàn ước

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.2.1Thể chế, chủ trương, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhàn ước

Nhìn chung các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề của hình thức kinh tế làng nghề của các hộ gia đình trong làng nghềđược tự do phát triển theo khả năng của mỗi gia đình, những hộ có tiềm năng vốn và các điều kiện khác đã thành lập doanh nghiệp, góp vốn thành HTX, Công ty… theo luật Doanh nghiệp của Nhà nước, sản xuất trong làng nghề củ cả nước nói chung và huyện Gia Bình nói riêng đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương, tăng thu nhập cho gia đình, cho người lao động.

Ngày nay, với nền kinh tế thị trường được Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các ngành nghề sản xuất trong làng nghềđang từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với công nghệ cổ truyền vào sản xuất tăng năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm từng bước được nâng lên, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần đáng kể sức lao động thủ công trong các làng nghề hiện nay có tới trên 90% tổng số hộ tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề quy mô sản xuất từng bước được nâng lên, các DNTN, HTX, Công ty TNHH đã được hình thành và phát triển là những trung tâm vệ tinh cho các hộ sản xuất kinh doanh. Đào tạo nghề, truyền nghề từ các thợ giỏi, nghệ nhân đã được khuyến khích tăng cường từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

Hộp 4.4 Ý kiến về vai trò của chủ trương, chính sách đến phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề tại Gia Bình

Quá trình phát triển các hình thức làng nghềđã nảy sinh một số vấn đề mà đến nay vẫn chưa có giải pháp để giải quyết triệt để như:

+ Việc hỗ trợ và khuyến khích phát triển nghề còn kém hiệu quả;

+ Việc ban hành chính sách và thực hiện chính sách còn nhiều bất cập; + Tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách về phát triển nghề, làng nghề từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, chưa thống nhất;

+ Công tác quản lý nhà nước đối với các nghề và làng nghề chưa phù hợp với tính chất và đặc điểm của các cơ sở sản xuất làng nghề trong điều kiện kinh tế thị trường;

Phỏng vấn một cán bộ đại diện UBND huyện Gia Bình, ông cho biết: “Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển. Tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Bình cũng có những chính sách khuyến khích làng nghề phát triển như giải pháp khôi phục và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề; quy hoạch mặt bằng tạo điều kiện cho các hộ, doanh nghiệp, công ty, làng nghề đầu tư mở rộng sản xuất đưa máy móc thiết bị

công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền, có những chính sách cho vay ưu đãi, chính sách đào tạo nghề nhân cấy nghề mới, khuyến khích nghệ nhân truyền nghề,

ưu đãi làm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề của từng địa phương, chính sách ưu đãi mở website cho các doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm trên trang web, vấn đề xử lý môi trường…Nhưng do tính tự phát cao, trình độ sản xuất, quản lý còn bất cập, tính sản xuất tự khép kín chưa cao nên sự chuyển biến còn chậm, mặt khác nhiều chính sách ban hành còn thiếu đồng bộ do vậy việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề

cũng như môi trường làng nghề”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 + Vấn đề quy định những quy chuẩn về bảo vệ môi trường khu vực nghề và làng nghề;

+ Những quy định về hình thành và quản lý cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 101)