Các quan điểm về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 108)

IV Tính chất gia truyền (tính

4.3.1Các quan điểm về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.3.1Các quan điểm về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề vừa khôi phục các làng nghề truyền thống vừa tạo ra các ngành nghề mới, phải gắn thị trường tiêu thụ với nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ và nguồn lao động tại chỗ để góp phần nâng cao mức sống cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Có chương trình phát triển một số nghềđể thu hút lao động tại chỗ, khuyến khích một bộ phận nông dân chuyển sang hoạt động ngành nghề và dịch vụ.

Củng cố thị trường cũ, phát triển thị trường trong nước và tham gia thị trường xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề, truyền nghề cho thế hệ sau và chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, đổi mới công nghệ thiết bị gắn với công nghệ cổ truyền trong phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề phải gắn với nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế của địa phương và của tỉnh đề ra.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên cơ sở những lợi thế so sánh của các hộ gia đình, địa phương và nhu cầu của thị trường.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý chất thải.

Chủ trương của Đảng bộ và UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Bình cũng đã xác định rõ. Trong những giai đoạn tiếp theo tập trung và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá một nền kinh tế đa ngành nghề phát triển nghề truyền thống là một trong những mũi nhọn kinh tế

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi phải phát triển ngành nghề nói chung và nghề truyền thống nói riêng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 là cấp bách, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một nghề là nhiệm vụ kinh tế xã hội của toàn đảng và toàn dân.

Từ những thuận lợi và khó khăn đã đặt ra trong việc phát triển các làng nghề thì đây được coi là những căn cứ quan trọng trong việc đề ra các phương hướng để phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 108)