Tình hình phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 42)

khuyến khích, động viên những người thợ giỏi tâm huyết với nghề, góp phần vào việc duy trì và phát triển các nghề của đất nước.

2.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, quá trình CNH - HĐH diễn ra rất mạnh mẽ nhưng các làng nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì và phát triển ở nông thôn, trong các hộ nông dân, các làng nghề có nghề truyền thống. Chính trên cơ sở đó nhiều vùng trên đất nước Nhật Bản đã tồn tại nhiều nghề thủ công như: nghềđan lát, dệt chiếu, may áo kimono, rèn kiếm, dệt lụa… Hiện nay ở Nhật Bản có 867 nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau. Một số nghề truyền thống nổi tiếng của Nhật được cả thế giới biết đến như: nghề sơn mài (SHIKKI) sản xuất các loại dụng cụ sinh hoạt như chén, bát... nghề rèn là nghề truyền thống điển hình ở Nhật có truyền thống khoảng 700 - 800 năm tuổi mà nghề rèn phát triển mạnh nhất là ở tỉnh Figu, nghề làm nến...

Để hỗ trợ các nghề thủ công phát triển thì chính phủ Nhật Bản đề ra một luật pháp đặc biệt để khôi phục và phát triển các nghề thủ công và pháp luật này được gọi là “Luật nghề truyền thống”. Luật này có tác dụng để bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để giúp đỡ các làng nghề truyền thống vay vốn mà không cần thế chấp. Trên cơ sở các luật nghề thì các chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục và phát triển nghề truyền thống được ban hành. Trên cơ sở lập kế hoạch để khôi phục hay phát triển các nghề truyền thống thì các chủ cơ sở sẽđược hỗ trợ về mọi mặt.

2.2.3 Tình hình phát trin các hình thc t chc kinh tế làng ngh ti Vit Nam Vit Nam

2.2.3.1 Kinh nghiệm xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Các làng nghềđã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3-4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷđồng/ năm.

Để đạt được kết quả nêu trên, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp về mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường làng nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá của làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh... , tỉnh Bắc Ninh đã coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất CN - TTCN và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề (đặc biệt là các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) di dời ra các khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư.

2.2.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên- Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Đểđạt mục tiêu trên, vấn đềđặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng. Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…

Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 42)