Nguồn lực (con người, vật chất)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 103)

IV Tính chất gia truyền (tính

4.2.2Nguồn lực (con người, vật chất)

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.2.2Nguồn lực (con người, vật chất)

- Về vốn: Khó khăn thường gặp của hộ trong các làng nghề qua điều tra cho thấy vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh ngành nghề của các hộ trước mắt đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định, trong khi đó điểm xuất phát từ các hộ là đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nếu vay vốn để sản xuất kinh doanh việc vay vốn của các hộ cũng không thểđủđáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, vì vậy, các hộ sản xuất với những quy mô sản xuất của các hộ trong các làng nghề rất khó khăn, trong các làng nghề điều tra chỉ có riêng làng nghềĐại Bái là đã có quy hoạch cụm công nghiệp của xã nhưng vẫn chưa lấp đầy.

Tình trạng thiếu vốn xảy ra phổ biến ở các hộ sản xuất đặc biệt đối với hộ làm nghề đúc đồng Đại Bái thì lượng vốn cần là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn vay ngân hàng lại rất hạn chế và thủ tục khó khăn. Tình trạng thiếu vốn dẫn đến việc đầu tư máy móc, thiết bị, công cụ mới tiên tiến phục vụ SXKD khó khăn, nên vẫn phải sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu hoặc sản xuất thủ công, nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và sự cạnh tranh và mở rộng thị trường phát triển sản xuất bị hạn chế.

- Nguồn lực con người: Mặc dù Gia Bình là một trong những huyện nghèo của tỉnh, diện tích đất canh tác, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, công nghiệp quy mô lớn không có, dịch vụ chậm phát triển nhưng các làng nghề đã sử dụng lao động tại chỗ và các vùng xung quanh một lượng lao động dồi dào để phát triển kinh tế và ngành nghề của huyện. Đồng thời đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế chung của huyện trong các thời kỳ.

Vấn đề lao động hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản mà chỉ qua hình thức làm nghề qua truyền nghề chắp vá, những bí quyết từ nghệ nhân làng nghề còn không được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 truyền nghề đầy đủ. Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và mẫu mã luôn được cải tiến phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và thế giới, năng suất lao động cao, giá thành hợp lý… Hầu hết lực lượng lao động trong làng nghề của huyện Gia Bình còn bộc lộ nhiều yếu kém cần được quan tâm và phải có chính sách đào tạo, chính sách truyền nghề nâng cao tay nghề cho người lao động.

Về trình độ văn hoá của người lao động cũng như không ít người làm công tác quản lý còn thấp, khai thác và thu thập thông tin trên các lĩnh vực còn hạn chế, học tập tiếp thu kiến thức quản lý, tay nghề chậm, sáng tạo trong lao động hạn chế... đã ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD.

Về công nghệ sản xuất trong các làng nghề là công nghệ thủ công, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, cháp vá. Với nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các làng nghề phải đổi mới công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền, đào tạo lao động có tay nghề cao, tổ chức quản lý tốt…thì mới đảm bảo phát triển bền vững của sản phẩm làng nghề.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của làng nghề được cải thiện, đường bê tông, điện, nước sạch trong sinh hoạt…Mặc dù đời sống vật chất của người dân chưa giàu, dư giả nhưng với nhịp độ phát triển như hiện nay thì tỷ lệ hộ giàu có trong làng ngày phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 103)