Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 53)

1 Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định năm 994)

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học.

Tổng hợp các tài liệu, số liệu về làng nghề, các báo cáo tổng kết của các Sở, các văn bản về phát triển các hình thức kinh tế làng nghề của huyện ủy, Tỉnh uỷ, UBND huyện Gia Bình và tỉnh Bắc Ninh… Thu thập các tài liệu thông qua tạp chí, sách báo, internet, niên giám thống kê… Và các thông tin thứ cấp khác từ cấp xã của xã Xuân Lai và Đại Bái.

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Tổ chức điều tra, hỏi ý kiến các cơ sở sản xuất trong làng nghề, các cán bộ địa phương… (chọn mẫu, điểm điều tra mang tính chất đại diện).

Số mẫu điều tra: Số mẫu điều tra được xác định dựa trên số lượng hộ, cơ sở sản xuất trong các làng nghề. (Bảng 3.3)

Bảng 3.3 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng Đối tượng điều tra Số mẫu điều

tra

Địa bàn điều tra

Đại Bái Xuân Lai

1.DN, Cty TNHH 4 2 2 2. HTX 2 1 1 3. Hộ 90 45 45 - Hộ chuyên 51 26 25 - Hộ kiêm sx NN 24 10 14 - Hộ gia công 15 9 6 4. Cán bộ cấp xã 6 3 3 - Cán bộ cấp huyện 4 - - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Đối tượng điều tra gồm 4 đối tượng. Trong đó có 3 hình thức kinh tế làng nghề. Do số lượng doanh nghiệp và HTX trong địa bàn nghiên cứu không nhiều nên tác giả chỉ lựa chọn được các trường hợp điểm với 4 doanh nghiệp, công ty và 2 HTX trên 2 địa bàn được lựa chọn tại Đại Bái và Xuân Lai.

Số hộ tham gia SX làng nghề nhiều nên tác giả lựa chọn 90 mẫu để nghiên cứu mang đầy đủ tính chât đại diện về học thuật.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phỏng vấn thêm 6 cán bộ xã tại 2 địa bàn và 4 cán bộ cấp huyện để có những nhận định về phát triển các hình thức kinh tế làng nghề tại huyện Gia Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)