Căn cứ phát triển các làng nghề huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 109)

IV Tính chất gia truyền (tính

4.3.2Căn cứ phát triển các làng nghề huyện Gia Bình

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.3.2Căn cứ phát triển các làng nghề huyện Gia Bình

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể: Bảng 4.27 Quy hoạch phát triển các làng nghề huyện Gia Bình đến năm 2020 Danh mục, nhóm sản phẩm làng nghề Làng nghề ổn định Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề mới 1. Nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm.

Đoàn Ngụ, Nhân Thắng, Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Song Giang, Giang Sơn. 2. Nhóm làng nghề cơ kim

khí, đồng, nhôm, sắt, bạc...

- Đại Bái - Lãng Ngâm, Đông Cứu

3. Nhóm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ và dân dụng - Kênh Phố - Cao Thọ - Quỳnh Phú - Vạn Ninh, Thái Bảo 4. Nhóm làng nghề tre trúc, nón lá, mây tre đan.

- Ngăm Mạc - Xuân Lai

- Song Giang, Giang Sơn, Bình Dương, Đông Cứu

5. Nhóm làng nghề may, dệt, thêu

- Đại Lai - Ngụ, Cầu Đào, Xuân Lai

Căn cứ vào dự báo tình hình trong nước và thế giới, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của ngành công nghiệp nghiệp tỉnh, phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình giai đoạn 2011 – 2020 trên cơ sở phương hướng phát triển nghề và làng nghề về thị trường, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật công nghệ, sử dụng và đào tạo lao động, phát triển cụm công nghiệp làng nghề, môi trường làng nghề, phát triển nghề gắn với bảo tồn và giữ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Làng nghề huyện Gia Bình được định hướng quy hoạch một số nhóm ngành nghề phát triển như sau:

- Nhóm làng nghề chế biến nông sản gồm: (Nhân Thắng, Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Song Giang, Giang Sơn). Nghề chế biến nông sản là ngành hàng có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu (năm 2010 sản lượng lúa 54.760 tấn, khoai tây 1.210 tấn, đậu tương 1.980 tấn,…) tiêu thụổn định. Đây là ngành hàng phục vụ nhu cầu trực tiếp hàng ngày và không bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại từ nơi khác, nên cần phát triển đáp ứng cho yêu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và tiến tới xuất khẩu.

- Nhóm làng nghề cơ, kim khí gồm đồng, nhôm, sắt, bạc… ở Đại Bái, Bưởi Đoan, Lãng Ngâm. Do tiến bộ của công nghệ và nhu cầu thị trường, nghề này đang có xu hướng bị thu hẹp. Do đó trong giai đoạn tới cần định hướng sản phẩm vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ, tập trung vào sửa chữa phát triển các sản phẩm đơn lẻ dùng trong gia dụng, nội thất, trang trí, xây dựng, dân dụng. Triển khai lấp đầy và đầu tư mở rộng cụm công nghiệp Đại Bái, cụm công nghiệp Nhân Thắng.

- Nhóm làng sản phẩm gỗ mỹ nghệ và dân dụng: (Kênh phố, Quỳnh Phú, Cao Thọ)

- Nhóm làng nghề mây tre đan: (Xuân Lai, Song Giang, Giang Sơn), sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, tranh tre, cần câu,...tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang Mĩ, Nhật Bản…Cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch cụm công nghiệp để đầu tư xây dựng khu xử lý nguyên liệu, tẩm, sấy, chống mốc…đồng thời tạo thuận lợi cho xử lý môi trường tập trung.

Nhóm làng nghề dệt, may, thêu: (Đại Lai, Ngụ, Xuân Lai) chủ yếu gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

Quy hoạch một số sản phẩm làng nghề trọng tâm gắn với phát triển du lịch như làng nghềđúc đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, gắn với khu du lịch tâm linh núi Thiên Thai đền thờ Lê Văn Thịnh như sản phẩm trống đồng nhỏ, tượng đồng nhỏ Lê Văn Thịnh, lọ hoa, tranh tre, đèn lồng tre... phục vụ khách đến tham quan du lịch.

Phát triển một số ngành nghề mới: Như phát triển nghề bảo quản và chế biến rau quảở vùng chuyên canh rau an toàn ven sông Đuống và sông Thái Bình ở Gia Bình…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 Với những định hướng quy hoạch như vậy, theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển ngành nghề nông thôn Bắc Ninh, trong đó Gia Bình phải phấn đấu thực hiện đến năm 2015 huyện Gia Bình có 13 làng nghề (hiện nay huyện Gia Bình có 8 làng nghề) với giá trị sản lượng sản xuất trong làng nghề (theo giá cốđịnh năm 1997) đạt 381,5 tỷ đồng chiếm 30,76 GTTSL công nghiệp trên địa bàn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp - dịch vụ - nông nghiệp (công nghiệp chiếm 41,3%; dịch vụ chiếm 34,4%; nông nghiệp chiếm 24,3%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 109)