IV Tính chất gia truyền (tính
Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề
4.2.5 Thị trường và một số tố khác yếu
Nguyên liệu đầu vào không ổn định do tại chỗ không có nguồn cung cấp phải thông qua các đại lý nên nguyên liệu đầu vào bấp bênh, thiếu ổn định và bị động về lượng cũng như giá cả nên SXKD thụđộng.
Về thị trường tiêu thụ các hộ sản xuất phải tự tìm kiếm hoặc thông qua khâu trung gian thương mại, thương hiệu sản phẩm chưa có, công nghệ thông tin bị hạn chế nên thị trường hẹp, bán hàng phải chiết khấu, thụđộng.
- Sự cạnh tranh thị trường của các ngành nghề dịch vụở nông thôn hiện nay vốn rất nhỏ hẹp với sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nhập ngoại, trong bản thân các làng nghề trên cùng địa bàn cũng có sự cạnh tranh khốc liệt. Đối với thị trường XK còn khốc liệt hơn nên đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Trong một số sản phẩm của các làng nghềđã có mặt tại những thị trường trong nước. Nhìn chung đó cũng chỉ là những sản phẩm do giới thượng lưu đặt, còn vẫn chưa ổn định, cho đến nay các làng nghề chưa có biện pháp tích cực, mặc dù các hộ cũng nhận thức được vấn đề này, chủ yếu là thị trường truyền thống, khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế vì thông tin chưa đáp ứng kịp nên sản phẩm của các hộ gia đình thường bị các tư thương mua với giá rẻ hoặc chỉ bán lẻ hạn chế.
Qua điều tra và trực tiếp phỏng vấn một số thợ làm nghề lâu năm và nghệ nhân đều thể hiện rõ sự tôn trọng được học làm nghề do cho ông truyền lại và sự tâm huyết nhiệt tình được truyền nghề lại cho thế hệ sau, đúng là một điều rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề, đặc biệt là những chủ hộ có sơ sở sản xuất lớn.
Với nền kinh tế thị trường và hội nhập, với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của Đảng và Nhà nước các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất mong muốn được đầu tư mở rộng mặt bằng nâng cao sản lượng đồng thời muốn đưa công nghệ máy móc thiết bị vào những khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động nhưđúc đồng bằng thiết bị áp lực, sấy tẩm tre, gỗ, thêu dệt bằng máy kết hợp với công nghệ cổ truyền. Đồng thời giải quyết xử lý môi trường tập trung nên Bắc Ninh đã chỉđạo quy hoạch mặt bằng và tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho các làng nghề phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 Làng nghềĐại Bái đã được quy hoạch cụm công nghiệp làng nghềĐại Bái với diện tích 6,5ha, có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và đã được các đơn vị sản xuất di chuyển từ trong làng ra xây dựng, mở rộng sản xuất và đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền. Nên trong những năm gần đây giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề tăng lên rất nhanh và đã góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Giải quyết nhiều lao động tại chỗ của địa phương cũng như những vùng lân cận. Đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt và góp phần CNH- HĐH nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai đang được khảo sát quy hoạch lập đề án tiếp tục tạo điều kiện mặt bằng cho các thành phần kinh tế phát triển mở rộng đầu tư sản xuất, đồng thời tách khỏi khu dân cư nhằm giảm thiểu và sử lý môi trường làng nghề. Các làng nghề còn lại đang được từng bước quy hoạch và đầu tư hạ tầng nông thôn phục vụ được căn bản yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Môi trường đã và đang bị ô nhiễm báo động cao trong các làng nghề nói chung ở Gia Bình và 2 làng nghề Đại Bái và Xuân Lai nói riêng nhưng chưa được quan tâm khắc phục. Nguyên nhân là do sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã có nhưng chưa mạnh và rõ ràng, nên các chính sách của Nhà nước đã chậm laị thiếu đồng bộ, thiếu sát thực, nên thực thi không đảm bảo khuyến khích làng nghề phát triển.
Việc quy hoạch mặt bằng cho các hộ, đơn vị di dời sản xuất ra khỏi khu dân cư còn chậm (như làng nghề Xuân Lai) còn thiếu như làng nghề (Đại Bái). Do vậy các hộ, các đơn vị SXKD làng nghề mặt bằng chật hẹp không có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu kết hợp công nghệ thiết bị hiện đại với công nghệ sản xuất cổ truyền để phát triển sản phẩm chất lượng cao. Không có điều kiện đầu tư sử lý môi trường tập trung, tách sản xuất khỏi nơi dân cư sinh sống.
Mặt khác, nhận thức của người dân làng nghề còn hạn chế về mọi mặt (nhất là về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người và cộng đồng). Đó là những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã, đang còn nảy sinh và tồn tại ở các làng nghề huyện Gia Bình nói chung và 2 làng nghề Đại Bái và Xuân Lai nói riêng cần được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 đồng thuận của cả người dân và Nhà nước cùng được quan tâm giải quyết để làng nghề phát triển được một cách toàn diện và bền vững.
4.3 Giải pháp