Tình hình phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 41)

gii

2.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề của

Ấn Độ

Ấn Độ có nhiều nghề và làng nghề được hình thành từ rất lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. Hiện nay có hàng triệu người đang sống bằng nghề thủ công. Các nghề ở Ấn Độ bao gồm chế tác kim hoàn, đồ trang sức, gốm mỹ nghệ, sản xuất tơ lụa. Trong số những nghề thủ công thì nghề chế tác kim hoàn và trang sức là một trong những nghề mũi nhọn, nghề hoạt động có hiệu quả cao và thu ngoại tệ nhiều nhất. Ngành công nghiệp đá quý của Ấn Độđứng đầu trên thị trường thế giới, các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, HồngKông. Ấn Độ cũng rất chú trọng và có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ các nghề. Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng thì chính phủ còn rất chú trọng đến việc tăng cường và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Chính phủ Ấn Độđã có chương trình thúc đẩy nông thôn tổng hợp trong đó có việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm tăng thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm diện đói nghèo. Ở Ấn Độ, hiện có hàng chục triệu người nông dân đang sinh sống bằng nghề thủ công với doanh thu bán các sản phẩm này đạt 1000 tỉ rupi. Chính phủ Ấn Độ rất coi trọng việc bảo tồn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ - tinh hoa của dân tộc. Hiện nay tại các trung tâm kinh tế của nước này có các trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết kế mẫu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Cùng với đó là khoảng 400 trung tâm dạy nghề rải rác ở các vùng trong nước giúp cho nghề thủ công truyền thống phát triển. Bên cạnh đó Ấn Độ còn đặc biệt quan tâm đến đội ngũ thợ lành nghề, thợ cả có nhiều kinh nghiệm bằng cách thành lập 13 trung tâm chuyên lo việc nâng cao tay nghề cho thợ cả. Họ được coi là vốn quý của đất nước, được nhà nước chú ý quan tâm. Thợ thủ công được chính phủ quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, trong đó các nghệ nhân và thợ cả được coi như vốn quý của quốc gia. Hàng năm chính phủ tổ chức cấp giải thưởng quốc gia cho thợ cả. Những sự quan tâm đó đã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 41)