Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 54)

1 Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định năm 994)

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê theo hình thức tổ chức kinh tế qua các năm của các làng nghề, phân tổ theo năm, hướng sản xuất và tính chất gia truyền trong sản xuất, phân tổ theo các loại hình sản xuất hàng hóa (sản phẩm làng nghề) của các hình thức kinh tế làng nghề. Phân tổ các chỉ tiêu theo kết quả, hiệu quả, doanh thu – chi phí của các sản phẩm làng nghề.

- Sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích

Trong nghiên cứu, các phương pháp phân tích sau được sử dụng:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả và so sánh, số tuyệt đối, tương đối, số bình quân để xác định biến động của hiện tượng KT-XH trong một thời gian, không gian nhất định để phân tích đánh giá thực trạng phát triển của các hộ, DN, Cty TNHH, HTX... sản xuất ngành nghề trong các làng nghề và làm rõ các đặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng đểđối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tựđể xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu, nội dung nghiên cứu. Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế và các số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, tôi tiến hành so sánh sự phát triển so sánh giữa các năm, so sánh giữa các loại hình tổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 chức, so sánh giữa các nghề với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)