Chủ trương, chính sách về phát triển các hình thức tổ chức làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 38)

ti Vit Nam

Trước năm 2000, làng nghề Việt Nam nói chung và của huyện Gia Bình nói riêng ít được chú trọng gìn giữ và phát triển, nghề truyền thống dần bị mai một và chuyển dần sang nghề mới.

Làng nghềđược xem như là “hạt nhân”, là “trung gian” của ngành nghề nông thôn, sự khôi phục và phát triển mạnh mẽ của các làng nghề trong những năm qua đã tạo được thu nhập và việc làm cho nhiều người lao động, nhiều vùng nông thôn đã có sự khởi sắc rõ rệt cả về kinh tế, văn hoá, xã hội nhờ sự phát triển của làng nghề. Đó là do có đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề đã và đang được thực hiện và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Sau năm 2000, nghề và làng nghềđã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo và đề ra những chính sách để khuyến khích phát triển nghề và làng nghề như:

a) Chủ trương

+ Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vềđường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do Đại hội IX đề ra là “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ”.

+ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành chủ trương về phát triển Tam nông “nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 nghiệp, nông dân, nông thôn”.

b) Chính sách

+ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với những chính sách cụ thể vềđất đai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầu tư, tín dụng, thuế và lệ phí, khoa học công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, lao động và đào tạo; + Công văn số 08/NHNN-TD ngày 04/01/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 132-CP của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn;

+ Nghị Quyết 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH Trung ương Đảng khoá IX về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010.

+ Quyết định 68/2002/QĐ-TTg ngày 4/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khoá IX.

+ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật;

+ Quyết định 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 các chương trình cơ sở hạ tầng làng nghềở nông thôn giai đoạn 2006-2010

+ Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;

+ Chỉ thị 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện NQ Trung ương 5 (khoá IX) về đẩy nhanh CHN nông nghiệp nông thôn.

+ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực;

+ Chỉ thị 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềđẩy mạnh thực hiện quy hoạch ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiêm môi trường làng nghề;

+ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn 2009-2015;

+ Nghịđịnh số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 38)