Đối với các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 99)

Các doanh nghiệp du lịch cần tự ý thức về tầm quan trọng của việc khai thác và phát triển du lịch ẩm thực. Để thực hiện tốt việc khai thác này các doanh nghiệp cần chú trọng tới một số yếu tố:

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động;

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống; - Tăng cƣờng quản lý nâng cao chất lƣợng dịch vụ ăn uống; - Phát triển và đa dạng các món ăn, đồ uống cho khách du lịch;

- Coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của khách hàng.

3.3.3. Đối với chính quyền địa phương và cư dân địa phương

Chính quyền địa phƣơng và cƣ dân địa phƣơng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của việc khai thác các giá trị của nghệ thuật ẩm thực.

Để phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của khu vực quận Hoàn Kiếm cũng nhƣ toàn thành phố Hà Nội gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phƣơng, UBND quận, thành phố cần thành lập các nhóm nghiên cứu về các nhóm ẩm thực, có chính sách khuyến khích các nhà

98

hàng, khách sạn chế biến các món ăn, đồ uống là đặc sản của Hà Nội phục vụ khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.

UBND thành phố cần tham mƣu đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quản lý hoạt động dịch vụ du lịch; quản lý giá dịch vụ du lịch chống việc nâng giá, ép giá…., kiến nghị với các cơ quan liên quan việc ban hành quy định quản lý môi trƣờng xã hội tại các khu, điểm du lịch để tạo môi trƣờng du lịch ổn định và an toàn bằng các biện pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với khu vực quận Hoàn Kiếm đông hơn nữa, các khách sạn có thể có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn.

UBND thành phố phối hợp với sở VH, TT & DL cần quan tâm hơn nữa đến chất lƣợng dịch vụ ăn uống trong du lịch bằng biện pháp ban hành tỉêu chuẩn về chất lƣợng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần phải quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.

Hỗ trợ việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có quy chế sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý.

Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống đƣờng giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ nhƣ: các cơ sở y tế, hệ thống cung cấp điện nƣớc… tạo điều kiện thoả mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách.

Ngoài ra Uỷ Ban Nhân dân cần chỉ đạo:

+ Ngành Công an kiểm soát những đối tƣợng bán hàng rong và an ninh trật tự trên địa bàn khu phố cổ và quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.

+ Ngành Công thƣơng quản lý dịch vụ bán hàng, bình ổn giá cả, không để xảy ra hiện tƣợng bán hàng đắt đỏ, ép khách.

99

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Văn hóa ẩm thực là một loại sản phẩm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, vì vậy cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc khai thác phục vụ du lịch. Luận văn đã đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Hà Nội trên cơ sở quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của du lịch thành phố. Những giải pháp đƣợc đề xuất trên một diện rộng từ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch đến giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch, từ giải pháp về nguồn nhân lực đến giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch cũng nhƣ giải pháp quản lý chất lƣợng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hi vọng những giải pháp này ít nhiều có thể đóng góp cho phát triển du lịch văn hóa Thủ đô.

100

KẾT LUẬN

Du lịch Việt Nam vẫn trên đà phát triển thuận lợi và đặc biệt là Thành phố Hà Nội hàng năm vẫn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc. Do vậy cơ hội phát triển ngành kinh doanh ẩm thực là hết sức khả quan. Đặc biệt hiện tại nhà nƣớc đang hết sức chú trọng phát triển ngành nghề kinh doanh này và tƣơng lai du lịch Việt Nam còn phát triển hơn nữa với việc sẽ có thêm hàng triệu lƣợt khách tới Việt Nam điều này cũng kéo theo cả những nhà đầu từ lớn từ nƣớc ngoài.

Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa bốn phƣơng. Ẩm thực Hà Nội là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thƣởng thức và cả ở tấm lòng ngƣời trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hƣơng vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thƣởng thức, đó không chỉ là những thức ăn thông thƣờng mà còn đƣợc nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Song hành “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh đƣợc. Ẩm thực là một trong những mảng văn hóa không thể thiếu thể hiện sự tinh tế cũng nhƣ nét đẹp trong tâm hồn ngƣời, sự tinh tế trong cách ăn, sự sành sỏi trong cách chế biến của ngƣời Việt… Các món ăn khi đƣợc chế biến ra làm nức lòng ngƣời thƣởng thức. Đây là một điểm cuốn hút khách của ẩm thực Hà Nội. Ai ai mỗi khi đặt chân đến đất nƣớc Việt Nam cũng nhƣ đến với thành phố Hà Nội cũng không thể bỏ qua việc thƣởng thức các món ăn Hà thành với sự tài hoa của những ngƣời đầu bếp nơi đây. Đây cũng chính là một nét độc đáo nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội cũng nhƣ đến với Việt Nam nói chung. Ẩm thực đã trở thành một trong nhƣng tiềm năng to lớn cho ngành du lịch.

Ẩm thực Hà Nội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch thủ đô. Trong những năm gần đây, du lịch Hà Nội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với kinh tế thủ đô, ngành du lịch có những bƣớc chuyển mình quan

101

trọng. Trong sự phát triển ấy, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò vô cùng to lớn của ẩm thực Hà Nội trong sự thu hút khách du lịch tới thƣởng thức những món ngon đã làm nức lòng mỗi du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội. Hiện nay, du lịch Hà Nội đã lấy văn hóa ẩm thực là một yếu tố tiềm năng nhằm khai thác thế mạnh của nó để phát triển du lịch. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, loại hình du lịch ẩm thực, khám phá ẩm thực phố Cổ đã đƣợc thành phố Hà Nội triển khai và xây dựng thêm nhiều những chƣơng trình du lịch mới. Ngày càng nhiều những khu phố ẩm thực đƣợc hình thành nhƣ: Phố Tạ Hiến, Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào….Những cuộc thi nấu ăn, lễ hội ẩm thực đƣợc tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh của ẩm thực thủ đô đến bạn bè, du khách trong và ngoài nƣớc. Cùng với đó, nó đã khẳng định đƣợc vai trò to lớn của ẩm thực trong sự phát triển du lịch Hà Nội. Ẩm thực đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch, là thức quà quý mà mỗi du khách có thể mang theo khi trở về nhà và cũng là chiến lƣợc kinh doanh mới đầy tiềm năng của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Quận Hoàn Kiếm với vai trò là trái tim của thủ đô, mang đầy đủ những nét đặc trƣng nhất của Hà Nội có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch thủ đô. Đây là khu vực tập trung lƣợng khách du lịch lớn nhất so với các quận vì tại quận Hoàn Kiếm có nhiều điểm du lịch đặc trƣng, thể hiện đƣợc nét đặc sắc của văn hóa Hà Nội và cũng là nơi có thể khai thác nhiều loại hình du lịch trên địa bàn thành phố.

Du lịch ẩm thực cũng là một điểm nhấn của khu vực này. Nhiều ngƣời nƣớc ngoài khi đến đây nhƣ bị cuốn vào một xứ sở bất tận của các món ăn, từ món ăn truyền thống nhƣ bún chả, phở, bún cá…trong các quán nhỏ trên vỉa hè đến các gánh hàng rong bán trứng vịt lộn, bánh rán, bún ốc, bún đậu mắm tôm…

Văn hóa ẩm thực đã đƣợc quan tâm tìm hiểu, khai thác phục vụ hiệu quả trong hoạt động của du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hoạt động này còn những hạn chế, bất cập nhất định, chƣa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng để phục vụ du khách.

102

Sự phát triển của du lịch Hà Nội nói chung và du lịch ẩm thực Hà Nội nói riêng cũng đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Trong xu thế phát triển chung của sự phát triển du lịch tại Hà Nội, thành phố Hà Nội đã có nhiều những chính sách nhằm phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Những lễ hội ẩm thực đƣợc tổ chức, những phố ẩm thực đƣợc quy hoạch đầu tƣ. Đây là một trong những động thái cho sự phát triển của kinh doanh du lịch ẩm thực hiện nay. Tuy vậy, sự phát triển của kinh doanh du lịch hiện nay vẫn chƣa có những bƣớc phát triển thực sự tƣơng xứng với sự đầu tƣ ấy.

Văn hóa ẩm thực là một loại sản phẩm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, vì vậy cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc khai thác phục vụ du lịch. Những giải pháp đƣợc đề xuất trên một diện rộng từ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch đến giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch, từ giải pháp về nguồn nhân lực đến giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch cũng nhƣ giải pháp quản lý chất lƣợng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Văn hóa ẩm thực Hà Nội, lấy trung tâm là quận Hoàn Kiếm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của Thủ đô. Khai thác tốt những tiềm năng sẵn có và phát triển đúng hƣớng sẽ góp phần đƣa hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam đến gần hơn với bạn bè Thế giới.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh (1992), “Việt Nam văn hoá sử cƣơng”, Nxb.TP.Hồ Chí Minh. [2] Toan Ánh (1991), “Nếp cũ – tín ngƣỡng Việt Nam”, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. [3] Vũ Bằng, (2006), “Miếng ngon Hà Nội”, NXB Văn học.

[4] Bùi Quốc Châu (2002), Ẩm thực dƣỡng sinh, NXB Đà Nẵng.

[5] Phạm Văn Chính, (2005), “Ăn uống hòa hợp âm dƣơng”, NXB Lao động Xã hội.

[6] Trƣơng Chính, (1978), “Đặc Điểm Ăn Uống của Ngƣời Việt” Trong Sổ Tay Văn Hóa Việt Nam. Nxb Văn Hóa.

[7] Hồ Chí Minh Toàn tập (in lần 2), Tập 3, (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8] Cổng thông tin điện tử chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ – TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng chính phủ về việc quyết định phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

[9] Trịnh Xuân Dũng (2010), Giáo trình “Văn hóa, Nghệ thuật ẩm thực và vệ sinh dinh dƣỡng”, Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, lƣu hành nội bộ.

[10] Trịnh Xuân Dũng, Hoàng Minh Khang, “Khẩu vị món ăn của các dân tộc và thực đơn”, Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, lƣu hành nội bộ.

[11] Trịnh Xuân Dũng (2000), Tổ chức kinh doanh nhà hàng, NXB Lao động. [12] Trịnh Xuân Dũng (2000), Giáo trình điện tử chế biến món ăn, NXB Công An nhân dân.

[13] Từ Giấy (1996), Bảng thành phần hóa họcthức ăn Việt Nam dinh dƣỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y học.

[14] Hội Tâm lý học giáo dục Việt Nam (1993), “Tâm lý học kinh doanh”. NXB TP. Hồ Chí Minh.

[15] Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2009), Tạp chí văn hoá ăn uống, số 11. [16] Nguyễn Phạm Hùng (1999), “Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

104

[17] Nguyễn Phạm Hùng (2010), “Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

[18] Nguyễn Phạm Hùng (2012), “Bảo tồn di sản văn hóa nhƣ một hoạt động phát triển du lịch”. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức ngày 06/4/2012.

[19] Nguyễn Phạm Hùng (2012), “Cần bảo tồn văn hóa đúng cách”. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.

[20] Nguyễn Phạm Hùng (2013), “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08.

[21] Xuân Huy (sƣu tầm và giới thiệu) (2004), Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph HCM: Nxb Trẻ.

[22] Nguyễn Việt Hƣơng, (2007), “Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống ngƣời Việt”, NXB ĐHQGHN.

[23] Hoàng Minh Khang (chủ biên), TS Lê Anh Tuấn, (2011), “Giáo trình Văn hóa ẩm thực”, NXB Lao động.

[24] Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành Trình vào Thế Giới Folklore Việt Nam, Hà Nội: Nxb Thanh Niên.

[25] Trần Văn Khê (10.1998), “Bàn Về Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Ngƣời Việt.” Trong Tạp chí Du Lịch TP. Hồ Chí Minh, số 88.

[26] Hữu Ngọc (2008), “Lãng du trong văn hoá Việt Nam”, Nxb Thế giới. [27] Phan Ngọc (2000), Một Cách Tiếp Cận Văn Hóa. Hà Nội: nxb Thanh Niên. [28] Trần Văn Mậu (1998), “ Lữ hành du lịch”. Nxb Giáo dục.

[29] Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình (2001), “Kinh tế du lịch và du lịch học” (Sách dịch). NXB Trẻ, TP. HCM.

[30] Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan về Du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội.

105

[32] Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch.

[33] Quyết định số 201/QĐ-TTg (22/1/2013), Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

[34] Vƣơng Hồng Sển (1967), Thú Ăn Chơi. Sài Gòn.

[35] Băng Sơn (2006), “Món ngon nhớ đời”, NXB Văn hoá thông tin.

[36] Nhất Thanh (2001), “ Đất lề quê thói” (Phong tục Việt Nam). Nxb Văn hoá thông tin.

[37] Nguyễn Thị Diệu Thảo, (2007), “Văn hóa ẩm thực Việt Nam”, NXB ĐHSP. [38] Trần Ngọc Thêm (2003), “Tìm Về Bản sắc Văn Hóa Việt Nam”, NXB TP HCM, 2003.

[39] Trần Ngọc Thêm (1998), “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam”, Nxb Giáo dục. [40] Tổng cục Du lịch (1998), “Non nƣớc Việt Nam”, Sách hƣớng dẫn du lịch. [41] Thu Trang (Công Thị Nghĩa, 1990), “Vài suy nghĩ về phát triển du lịch ở Việt Nam: Du lịch nhân dân và du lịch quốc tế”, Nxb TP Hồ Chí Minh.

[42] Đặng Nghiêm Vạn (2.1998), “Sự Tinh Tế trong Chế Biến Món Ăn của Ngƣời Việt.” Tạp Chí Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn Uống, số 4.

[43] Lƣu Văn (Xuân Nhâm Dần, 1963), “Quan Niệm về Miếng Ăn qua Ca Dao Tục Ngữ.” Trong Tạp chí Tiến Thủ, số 15.

[44] Trần Quốc Vƣợng (Chủ biên, 1996): Văn hoá học đại cƣơng và cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, H.

[45] Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), (1998), “Cơ sở Văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục.

[46] GS. Trần Quốc Vƣợng, (2010), “Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhìn từ lí luận và thực tiễn”, NXB Từ điển bách khoa và viện văn hóa.

PHỤ LỤC

Phụ lục 2. MỘT SỐ NHÀ HÀNG CÓ ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU VỰC QUẬN HOÀN KIẾM

Tên gọi Địa chỉ Đặc điểm

Tửu Quán Chu 56 Đào Duy Từ

Sở hữu một không gian mộc mạc, gần gũi và thực sự thoải mải cho những bữa nhậu của thực khách, Tửu quán Chu thu hút thực khách chính bởi sự đơn giản, nhẹ nhàng của không gian và những giá trị tinh túy ẩn sâu bên trong những loại rƣợu độc đáo và hƣơng vị hấp dẫn của đồ ăn.

Nhà hàng Bellisimo 195-199 Hàng Bông

Lấy cảm hứng từ nền ẩm thực Địa Trung Hải đầy ngẫu hứng và rất tốt cho sức khỏe, nhà hàng Bellissimo của khách sạn Silk Path đem đến những trải nghiệm mới mẻ dành cho các thực khách.

Ginger Restaurant & Bar 87C Lý Thƣờng Kiệt

Phong cách ẩm thực Việt Nam sang trọng và hơn thế nữa - Vietnamese Fine Ding and Beyond…đó chính là tiêu chí của nhà hàng Nhã Nam (Ginger Restaurant & Bar), điểm nhấn mới nhất và hấp dẫn nhất cho thực khách sành ăn tại Hà Nội.

Nhà hàng Chay Lean &

Green 15-17 Tràng Thi

Những món chay đƣợc chế biến tại Lean & Green lôi cuốn thực khách bởi sự sáng tạo của đầu bếp. Đƣợc

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)