Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 74)

Trƣớc tiên phải nói rằng, lƣợng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và đến Hà Nội nói riêng trong những năm vừa qua ngày càng tăng:

73

Năm 2011: Lƣợng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2011 đạt gần 1,9 triệu lƣợt khách, tăng 11% so với năm 2010. Lƣợng khách nội địa đến Hà Nội đạt 11.660.000 lƣợt, tăng 10% so với cùng kì năm trƣớc.

Năm 2012: ngành du lịch Thủ đô đã thu hút 14,4 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 2,1 triệu lƣợt khách quốc tế (tăng 11,3% so với năm 2011) và 12,3 triệu lƣợt khách nội địa (tăng 5,5% so với năm 2011). Đáng mừng là hầu hết các thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội đều có lƣợng khách tăng đáng kể. Cụ thể, khách Hàn Quốc tăng 53%, Singapore tăng 49%, Nhật Bản tăng 32%, Trung Quốc tăng 27%, Mỹ tăng 26%, Ôxtrâylia tăng 20%...

Năm 2013: Trên 16,5 triệu lƣợt du khách đã đến Hà Nội trong năm 2013, trong đó số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tiếp tục tăng trƣờng cao, đạt 2.580.900 triệu lƣợt khách, tăng 22,9%, khách nội địa ƣớc đạt 13.997.800 lƣợt, tăng 13,82%.

Để đạt đƣợc những con số trên đây, một phần là nhờ vào trong thời gian qua các các công ty lữ hành, khách sạn, khu du lịch tại Hà Nội đã tổ chức khá thành công các tour du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng kết hợp tìm hiểu nét độc đáo của loại hình ẩm thực Hà nội. Nghĩa là bên cạnh việc thăm quan các điểm du lịch, các di tích lịch sử ở Hà Nội, du khách trong và ngoài nƣớc còn có cơ hội thƣởng thức ẩm thực Hà Nội bởi đây cũng là thành phố có hệ thống địa chỉ khách sạn, nhà hàng ẩm thực nổi tiếng nhƣ nhà hàng. Nhu cầu đƣợc thƣởng thức các món ăn ngon của du khách luôn tồn tại song song với nhu cầu khám phá phong cảnh đẹp, con ngƣời và văn hóa.

Món ăn, đồ uống tại khu vực quận Hoàn Kiếm đã thể hiện rõ nét ẩm thực Hà Nội và rất phong phú, đã làm thỏa mãn mong muốn của khách du lịch. Bƣớc đầu đã có các doanh nghiệp lữ hành đƣa các chƣơng trình du lịch ẩm thực vào khai thác. Tạo điều kiện cho hoạt động du lịch ẩm thực có thể phát triển.

Mức độ vệ sinh: các nhà hàng, khách sạn và những khu vực kinh doanh đã thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân ngƣời nhân viên phục vụ. Vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan và khu vệ sinh cũng đã đƣợc quan tâm.

74

Chất lƣợng đội ngũ lao động: đội ngũ nhân viên trong khách sạn đã đƣợc đào tạo về chuyên môn, phần lớn là lực lƣợng lao động trẻ, phục vụ khách chu đáo, nhiệt tình.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến đã đƣợc các cơ sở kinh doanh chú ý và chủ động thực hiện.

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)