Giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịc hở quận Hoàn

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 91)

Kiếm, Hà Nội

Để ẩm thực Việt Nam nói chung cũng nhƣ khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói riêng trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia…đã tổ chức thành công, trong thời gian tới, ngành du lịch cần tăng cƣờng quảng bá “sản phẩm” ẩm thực thông qua các nhà hàng trong và ngoài nƣớc nhằm giới thiệu các món ăn Việt. Các nhà hàng cần sớm có sự liên kết với nhau cũng nhƣ liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thƣơng hiệu và tour ẩm thực Việt Nam. Hoạt động xúc tiến, quảng bá có thể thông qua một số kênh nhƣ sau:

Quảng bá thông qua các lễ hội, hội chợ

Tuyên truyền quảng bá là một chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Nhƣng khách du lịch hầu nhƣ chỉ có các thông tin về các món ăn và đồ uống của Hà Nội. Hầu nhƣ trong các cuốn sách viết về du lịch Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về các giá trị lịch sử, thẩm mỹ, địa chất, về con ngƣời...

90

Những trang viết về ẩm thực chỉ đề cập tới một số món ăn đƣợc đông đảo du khách biết đến. Do đó việc tăng cƣờng công tác quảng bá, trƣớc hết là các lễ hội, hội chợ ẩm thực...là việc làm rất cần thiết. Thông qua những hội chợ nhƣ vậy, du khách sẽ có đƣợc cái nhìn gần gũi hơn và tổng thể hơn về những món ăn đặc sản của thủ đô. Họ có cơ hội đƣợc trực tiếp thƣởng thức tại chỗ, từ đó sẽ tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn đến bạn bè và ngƣời thân.

Quảng bá thông các phƣơng tiện truyền thông

Cần xây dựng những website về ẩm thực Hà Nội bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu sâu rộng đến không chỉ ngƣời Việt Nam và cả bạn bè thế giới. Bên cạnh việc xây dựng những website về ẩm thực nên có những bài viết trên báo, chuyên luận viết về đặc sản Hà thành cho thấy những giá trị và bản sắc riêng của một Hà Nội không lẫn với bất cứ thành phố nào khác. Song song với công tác nghiên cứu cũng đẩy mạnh hơn hoạt động quảng bá bằng hình ảnh... để đƣa du khách đến gần và dễ dàng hoà nhập vào ẩm thực Hà Nội.

Các nhà quản lý cần đƣa ẩm thực Hà Nội đến gần hơn với các Kiều bào, du khách quốc tế thông qua chƣơng trình du lịch và ẩm thực trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam - kênh cung cấp “vốn” thông tin đầy đủ về du lịch, ẩm thực, danh lam thắng cảnh, con ngƣời của dải đất hình chữ S.

Quảng bá thống qua các cán bộ làm việc trong ngành du lịch

Ngành du lịch Hà Nội cũng nên mở các lớp giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực thủ đô cho đội ngũ hƣớng dẫn viên để họ hiểu đƣợc những nét văn hoá đặc sắc trong đó. Đây chính là cách nhanh nhất giới thiệu văn hoá ẩm thực Hà Nội đến khách du lịch, làm cho họ thấy đƣợc cái hay, độc đáo của nghệ thuật ẩm thực thủ đô. Bên cạnh đó các nhà hàng, quán ăn trong khu vực quận Hoàn Kiếm cần liên kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình thông qua các kênh thông tin của chính doanh nghiệp đó. Các sản phẩm ẩm thực sẽ đƣợc các nhân viên bán tour chào bán cùng với các chƣơng trình du lịch

91

có liên quan sẽ tạo sự kích thích, khơi gợi trí tò mò và giúp du khách bƣớc đầu tiếp cận đƣợc với các sản phẩm.

3.2.6. Giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Để bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm ăn uống trong thời gian đi du lịch tại Hà Nội, chúng ta cần tăng cƣờng công tác quản lý về lĩnh vực này từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô. Về nguyên tắc chung, các biện pháp quản lý đó phải đƣợc tiến hành một cách đồng bộ thì hiệu lực quản lý mới đƣợc bảo đảm. Nếu nhƣ có sự không nhất quán, thiếu tích cực ở mỗi khâu trong quá trình quản lý thì sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả cuối cùng mà chúng ta luôn hƣớng tới đó là bảo đảm sức khỏe cho khách du lịch đến với Thủ đô. Từ những phân tích, đánh giá tình hình thực tế công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chƣơng 2, có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính hệ thống nhằm bảo đảm vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm cho khách du lịch.

3.2.6.1. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, cần nâng cao năng lực quản lý hoạt động của các tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch. Để làm đƣợc việc này cần tiến hành một số công việc sau:

- Tổng cục Du lịch và Sở VH, TT&DL trên địa bàn giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm trong ngành Du lịch. Những ngƣời thực thi công việc cần đƣợc trao cho một quyền hạn nhất định để xử lý các vi phạm.

- Nhà nƣớc cấp kinh phí cho ngành Du lịch để thực hiện công tác nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch.

92

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm.

- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều thờng xuyên giữa đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ của ngành Du lịch và cơ quan y tế, môi trƣờng để cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.

Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch (khách sạn, nhà hàng du lịch) nâng cao năng lực thực hiện là sự đầu tƣ vào việc mua sấm hệ thống phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật mới, đào tạo lao động có trình độ nghiệp vụ. Để làm đƣợc việc này các cơ sở cần tự đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của ngành Du lịch. Xác định những khâu còn yếu kém và nguyên nhân; xây dựng phƣơng án đầu tƣ xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm; xây dựng quy trình chuẩn về mua, bảo quản, chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống, ban hành các nội quy trong từng khâu; lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên; lập kế hoạch đầu tƣ tài chính...

Nhƣ vậy, để tạo sự yên tâm cho khách sử dụng sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn khách, khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế và khu vực, công tác vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm trong các cơ sở dịch vụ du lịch nói chung và trong cơ sở lƣu trú, ăn uống du lịch nói riêng là công việc nhất thiết phải đƣợc chú trọng. Đây còn là hoạt động thiết yếu để hƣớng tới hội nhập, cạnh tranh và phát triển bến vững của ngành Du lịch nƣớc nhà, là trách nhiệm không những của từng cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp du lịch mà của cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các ngành, các cấp; đồng thời thúc đẩy các ngành nghề khác và cả xã hội phát triển bền vững.

3.2.6.2. Giải pháp về giáo dục nhận thức cộng đồng

Vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến nhiều khâu, nhiều ngƣời, kể cả lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Do vậy, để đảm bảo không bị ngộ độc khi tiêu dùng thực phẩm, ngoài những biện pháp mang tính cƣỡng chế, bắt buộc thì điều

93

quan trọng hơn là cần tiến hành tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mọi ngƣời dân, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nguyên liệu đƣợc lựa chọn phải đƣợc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây đƣợc coi là yêu cầu quan trọng, nếu lựa chọn những nguyên liệu không tƣơi ngon, không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ của khách (gây ngộ độc dễ mắc một số bệnh), dẫn theo sự suy giảm lòng tin và kéo theo sự suy giảm của hiệu quả kinh doanh. Để đảm bảo sức khoẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến phƣơng pháp chế biến trình bày món ăn.

Đây là giải pháp cơ bản mang tính lâu dài để giải quyết vấn đề này. Trong phạm vi quốc gia, đây là một trong những nội dung quan trọng của chƣơng trình giáo dục cộng đồng, cần đƣợc phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong hệ thống trƣờng học, thông qua các tổ chức xã hội, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Trong phạm vi của ngành Du lịch, đối tƣợng cần đƣợc tuyên truyền giáo dục về vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm chủ yếu là những nhà quản lý và đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, họ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Tình hình phát triển kinh tề - xã hội của đất nƣớc và của địa phƣơng có tác động quyết định đến nhận thức của cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh lƣu trú và ăn uống phục vụ khách du lịch. Sự trợ giúp quốc tế và tiến bộ khoa học công nghệ cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh lƣu trú, ăn uống du lịch.

Tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp cần cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục du lịch hoặc các dự án nhƣ dự án về du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam mở các lớp tập huấn cho từng nhóm các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn…

94

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Để hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có thể phát triển đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần củng cố hệ thống pháp lý trong công tác vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm ở Hà Nội.

Trên thực tế, trong hệ thống pháp lý hiện nay, luật bảo vệ môi trƣờng, quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch và pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 là những văn bản pháp quy cao nhất quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Tuy nhiên, du lịch là một lĩnh vực hoạt động của xã hội, nó đòi hỏi cao hơn so với mức độ trung bình của xã hội về chất lƣợng hàng hóa dịch vụ trong tiêu dùng.

Đặc biệt, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm rất nhạy cảm đối với mọi ngƣời khi đi du lịch. Chính vì vậy, ngoài những văn bản pháp quy chung đƣợc áp dụng cho toàn xã hội, hệ thống pháp lý cần đƣợc bổ sung những văn bản quy định riêng về bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm riêng trong lĩnh vực du lịch. Đây là giải pháp có ý nghĩa lâu dài và là tiền đề cho việc triển khai các biện pháp quản lý khác.

Để triển khai giải pháp này Tổng cục Du lịch, Sở VH, TT&DL Hà Nội có thể thực hiện một số công việc sau:

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm trong cơ sở lu trú du lịch. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của ngành du lịch là một quy trình mang tính khoa học, làm căn cứ để xây dựng nhãn cơ sở ăn uống đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm hoặc nhãn sinh thái đối với cơ sở lƣu trú du lịch.

95

- Gắn nhãn sinh thái đối với cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch ở Hà Nội đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, an toàn thực phẩm cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn, đây là biện pháp mang lại hiệu quả quản lý đã đƣợc áp dụng ở một số nƣớc. Ở Việt Nam Cát Bà cũng đã thành công trong việc gắn nhãn mác sinh thái cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Nhãn hiệu này do cơ quan quản lý của nhà nƣớc cấp nhƣ một bằng chứng về việc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm cửa cơ sở kinh doanh.

Để thực hiện những biện pháp này, Tổng cục Du lịch, Sở VH, TT&DL Hà Nội có thể tiến hành theo quy trình sau:

- Ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn môi trƣờng của ngành Du lịch đối với cơ sở ăn uống và cơ sở lƣu trú du lịch.

- Bƣớc đầu quy định các nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống thuộc cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc xếp hạng từ 3 sao trở lên bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của ngành. Khuyến khích các cơ sở lƣu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống du lịch trong và ngoài cơ sở thực hiện tiêu chuẩn của ngành Du lịch.

- Quy định về thủ tục, quy trình xét, cấp giấy chứng nhận, treo biển hiệu về vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của ngành Du lịch. Thiết kế mẫu biển hiệu, cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm do ngành Du lịch cấp cho các đơn vị kinh doanh. Đăng ký biển hiệu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Tổ chức phân cấp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở trung ƣơng và địa phƣơng nhằm thực hiện quản lý môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phầm đối với cơ sở lƣu trú du lịch và cơ sở ăn uống du lịch.

- Xử lý kịp thời các vi phạm.

- Khuyến khích các khách sạn thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000 trong lĩnh vực môi trƣờng.

96

Giám sát, kiểm tra vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm của các khách sạn, nhà hàng du lịch là điều kiện quan trọng để đảm bảo hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch. Sau khi các văn bản pháp quy đã đƣợc ban hành, hiệu quả và hiệu lực thực thi các văn bản đó phụ thuộc vào sự triền khai một cách đồng bộ hệ thống các tổ chức kiểm tra giám sát sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm.

Hệ thống giám sát kiểm tra của ngành Du lịch có thể đƣợc tổ chức nhƣ sau: - Thanh tra về công tác vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm: Ngoài trách nhiệm của cơ quan y tế và môi trƣờng, kiểm tra giám sát vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm cần đƣợc nhận thức là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Để tăng cƣờng hiệu quả thực thi các văn bản pháp lý vế vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng cần thành lập một bộ phận chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trƣờng du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch. Bộ phận chuyên môn này có thể là đoàn kiểm tra của Tổng cục Du lịch và của các sở quản lý Nhà nƣớc về Du lịch phối hợp với cơ quan chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)