0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Hội chứng mặc cảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP (Trang 44 -44 )

D, Kỹ năng đặt câu hỏi

4, Hội chứng mặc cảm

Con người ai cũng tồn tại ít nhiều các khiếm khuyết về hiểu biết hoặc thiếu hụt về

những khảnăng cụ thể khi tiếp xúc với một vấn đề nhất định, khi cân nhắc trước khi ra quyết định, hay thực hiện một việc gì. Họ hoàn toàn tự cảm nhận được điều đó và tìm cách che dấu chúng, không muốn người khác biết được khi giao tiếp với họ. Những biểu hiện thường thấy của hội chứng này là:

 Tự cho mình, hoặc cảm thấy mình là kém là lố

 Giấu mình, không muốn bộc lộ

 Cố gồng mình lên ( xù lông ) một cách lộ liễu

 Có thiên hướng bài xích những gì mình không đạt được.

Hội chứng mặc cảm có tiến trình như sau: mặc cảm xuất phát từ khách hàng ( hay từ phía bạn ) -> bộc lộ trong giao tiếp, ứng xử -> truyền sang và gây mặc cảm ngược chiều cho đối phương. Nó cản trở nỗ lực hợp tác, càng thảo luận càng đi xa cốt lõi của vấn đề mà hai bên mong đạt tới. Bạn với tư cách là người giao tiếp với họ, không khó

khăn gì lắm cũng có thể nhận thấy điều này, và phải khôn khéo tránh cho họ sự lúng túng khó xử, tạo bầu không khí giao tiếp thân thiện và thoải mái.

Ví dụ một khách hàng trông có vẻ nghèo đến cửa hàng của bạn với ý định muốn mua một dây chuyền bằng ngọc trai có thểlà để tặng bạn gái. Anh ta nghèo thật, vì thế tỏ

MayaVIET Co.,Ltd | Linh hoạt trong môi trường linh hoạt

45

ra rụt rè, thận trọng đến mức ngại ngùng khi không đừng được phải hỏi bạn những thông số liên quan đến một vài chuỗi ngọc trai bầy trong tủ kính. Dù anh ta có mua được hay không thì sự niềm nở lịch sự của bạn không bao giờ là vô ích. Một hệ quả khác của hội chứng mặc cảm là: nội dung ( những phẩm chất bên trong của đối tác ) thiếu cái gì thì hình thức ( các thể hiện, biểu đạt ra bên ngoài của đối tác ) tìm cách bù đắp cái đó trong

giao tiếp.

Nhưng vì có khuynh hướng bù đắp như thế, cái thiếu hụt về nội dung lại càng lộ

rõ, càng là cái để người đối thoại với mình có cái để đối chứng so sánh. Như trên đã nói,

người Nhật có một quan niệm rất hay trong giao tiếp ứng xử biểu hiện qua cách chào hỏi: cúi rạp người trước khách. Họ cho rằng chào hỏi là nghi lễ, động tác đầu tiên trong giao tiếp cần phải tỏ ra cung kính với khách, hai là khi mình cúi rạp người xuống như thế

có nghĩa tỏ ra cho khách thấy tôi đặt anh ngang bằng và trên tôi. Cảm giác của khách luôn luôn là hài lòng và kính trọng lại chủ nhân, họ thoát khỏi trạng thái mặc cảm.

Nguyên nhân của các loại hội chứng trên thường do ba nguyên nhân: Thứ nhất là: xuất phát từ sự yếm thế của bản thân ( như phẩm chất, năng lực, những lợi thế ), vềnơi

xuất xứ của bản thân ( gia đình, doanh nghiệp và xã hội, địa vị bản thân ); Thứ hai là do

không có điều kiện được bảo vệ bởi tổ chức, bởi những người có sức mạnh hơn ( như là

doanh nghiệp, nghiệp đoàn hay chính phủ, hệ thống luật pháp, thủ trưởng ); Thứ ba là phải thường xuyên sống trong môi trường không cân bằng ( các mối quan hệ xã hội, quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với thế giới tâm linh có thể sai lạc, cực đoan ).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP (Trang 44 -44 )

×