Khảo sát các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 57)

7. Kết cấu khóa luận

3.2.Khảo sát các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:

TCVN ISO 9001: 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Áp dụng HTQLCL vào các cơ quan hành chính phải là một vấn đề mới đối với địa phương. Trong quá trình áp dụng, đơn vị tuy đã có những phương pháp, biện pháp cải tiến HTQLCL, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét và bổ sung, hoàn thiện. Để hoạt động áp dụng HTQLCL đạt hiệu quả và phù hợp với tình hình, thực trạng của đơn vị chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra về thực trạng các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL với câu hỏi “Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, anh (chị) vui lòng cho biết để nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 trong cơ quan anh chị cần thực hiện những giải pháp nào dưới đây? Và thu được kết quả như sau:

Bảng 14. Khảo sát các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

STT Giải pháp SL % Thứ bậc

1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 23 46 7 2 Triển khai công tác tuyên truyền cho CB, CC 46 92 2 3

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi dưỡng

cho CB, CC 47 94 1

4 Nâng cao chất lượng của độ ngũ tư vấn 16 32 8 Tạo động lực cho CB, CC thông qua

6

Sử dụng kinh phí hợp lý, cải tiến trang

thiết bị làm việc 41 82 3

7 Nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của đại diện lãnh đạo ISO 46 92 2

8 Đổi mới công tác đánh giá HTQLCL 40 80 4

9

Rà soát lại các quy trình , xây dựng chi tiết các hành vi cần có trong mỗi quy trình

39 78 5

Nhận xét:

Qua bảng khảo sát các giải pháp trên, chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, theo sự đánh giá của CB, CC trực tiếp xây dựng và áp dụng

HTQLCL có 94% CB, CC cho rằng để hiệu quả áp dụng HTQLCL đạt kết quả cao cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho CB, CC và 92% cho rằng để áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 có hiệu quả thì thì cần nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo và ban đại diện lãnh đạo ISO. CB, CC là những người trực tiếp xây dựng các quy trình và cũng chính là người áp dụng các quy trình chuyên môn đó vào giải quyết công việc. Vì vậy, họ có nhận thức và chuyên môn tốt thì việc áp dụng mới thành thạo, trôi chảy. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tại địa phương chúng tôi thấy rằng hoạt động đào tạo nhận thức về HTQLCL chưa được chú trọng. Chính vì không hiểu rõ quy trình nên một bộ phận CB, CC sợ tiếp xúc với cái mới, sợ bộc lộ khuyết điểm nên áp dụng theo thói quen mà không áp dụng theo quy trình chuẩn. Hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL song song với hoạt động quản lý hành chính nên chưa thực sự huy động được nguồn lực và sự sáng tạo của CB, CC. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp để khắc phục. Ở một khía cạnh khác, việc áp dụng HTQLCL tại cơ quan muốn đạt được kết quả thì cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo.

Thứ hai, nhóm giải pháp được nhiều CB, CC lựa chọn là đổi mới công

tác đánh giá HTQLCL(80%), rà soát lại các quy trình, xây dựng chi tiết các hành vi cần có trong mỗi quy trình(78%), sử dụng kinh phí hợp lý, cải tiến trang thiết bị làm việc(82%). Đây là nhóm giải pháp trực tiếp để khắc phục những bất cập

trong áp dụng HTQLCL. Thực tế áp dụng đã chỉ ra sự bất cập trong các quy trình mang tính chất chung chung, không rõ ràng, hoạt động thử nghiệm và đánh giá nhiều khi mang tính chủ quan của đơn vị và đơn vị tư vấn. Mặt khác, hoạt động đánh giá có vai trò rất quan trọng, thông qua đánh giá để xem xét mức độ phù hợp của HTQLCL đối với hoàn cảnh thực tế của đơn vị. Nhóm giải pháp này được đo ở mức độ thứ hai. Điều này chứng tỏ để áp dụng có hiệu quả HTQLCL trong cơ quan nhà nước thì việc giải quyết những vấn đề trọng tâm, phát sinh từ chính quá trình áp dụng là một hoạt động rất cần thiết. Bởi lẽ, những yếu tố này là yếu tố nội lực, thuộc về bản chất của vấn đề.

Thứ ba, Tạo động lực cho CB, CC thông qua khen thưởng, đánh giá;

hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản liên quan đến hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL nói riêng là những giải pháp được lựa chọn ở nhóm ba. Đây là những giải pháp nhằm thuộc về sự tác động bên ngoài, hỗ trợ để hoạt động áp dụng HTQLCL đạt hiệu quả hơn. CB, CC trước hết cũng là những con người bình thường, cũng cần phải đối diện với cuộc sống mưu sinh vì vậy họ cũng cần được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất cũng như tinh thần, được quan tâm, khen thưởng phù hợp với năng lực và công sức của mình. Tạo được động lực cho họ thì sẽ thay đổi được thái độ làm việc của họ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nhiệt tình hơn trong công việc. Ở khía cạnh khác, việc các hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật sẽ tạo nền tảng, cơ sở, căn cứ pháp lý để việc áp dụng có hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay tại địa phương là vấn đề này còn chưa được quan tâm xứng đáng. Nếu có những giải pháp khắc phục vấn đề này, sẽ góp phần làm cho hiệu quả áp dụng HTQLCL được nâng cao.

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 57)