7. Kết cấu khóa luận
2.3.3. Nhóm nguyên nhân từ phía tổ chức
Thứ nhất, kinh phí để duy trì việc áp dụng HTQLCL còn thiếu nên việc
duy trì cải tiến bị coi nhẹ. Theo phương hướng của BCĐ ISO tỉnh Lạng Sơn thì hoạt động cải tiến là hoạt động thường xuyên và không được cấp thêm ngân sách. Một thực tế đáng nói là để xây dựng HTQLCL ở mỗi đơn vị ngân sách nhà nước đã chi trung bình 70 triệu đồng/ đơn vị. Nhưng theo chủ trương của BCĐ ISO tỉnh sẽ không cấp ngân sách cho hoạt động cải tiến. Điều đó đặt ra câu hỏi nếu HTQLCL không được cải tiến thì số tiền chi ra để xây dựng sẽ lãng phí sao? Ngay cả công tác đào tạo, đào tạo lại, văn bản hóa các quy trình chuyên môn mới cũng rất cần đến ngân sách để hoạt động. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả của HTQLCL đòi hỏi chúng ta phải sử dụng hợp lí và linh hoạt nguồn ngân sách
Thứ hai, công tác kiểm tra đánh giá nội bộ chưa được coi trọng, còn mang
tính hình thức, đối phó. Hoạt động đánh giá nội bộ chỉ được tiến hành 01 lần, do đó chưa đánh giá được đầy đủ những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình áp dụng. Điều này dẫn tới nhũng hoạt động khắc phục, phòng ngừa chưa được nhận
Thứ ba, xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa
học, có kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ vẫn còn nhiều bất cập, công tác phối hợp giữa các bộ phận chưa được chú trọng. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng TCVN ISO 9001: 2008 chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ tư, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc chưa được cải tiến đồng bộ với thực trạng của tổ chức. Áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001: 2008 đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải cam kết cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất kĩ thuật, công nghệ cho tổ chức. Tuy nhiên, điều này vẫn còn chưa được người lãnh đạo quan tâm. Trong nhiều trường hợp, máy scan của cơ quan bị hỏng nhưng không được sửa chữa kịp thời dẫn đến công việc bị tồn đọng, việc giải quyết hồ sơ bị chậm trễ.
Tiểu kết chương 2
Qua tìm hiểu thực trạng áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 trong lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Hữu Lũng có thể thấy rằng việc áp dụng là một chủ trương đúng đắn, đánh dấu những thay đổi quan trọng trong nhận thức về chất lượng, hướng tới một nền hành chính phục vụ. Quá trình áp dụng HTQLCL đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện nhà. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan việc áp dụng HTQLCL vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả áp dụng cũng như phù hợp hơn với tình hình thực tế của địa phương thì yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát huy những thành công đã đạt được.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001: 2008 TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN HỮU
LŨNG TỈNH LẠNG SƠN