Lợi ích của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.1. Lợi ích của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết

lĩnh vực đất đai ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

1.3.1. Lợi ích của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

Cung cấp dịch vụ hành chính công là thẩm quyền riêng có của nhà nước, không một tổ chức, cá nhân nào được phép đứng ra cung ứng loại dịch vụ đặc biệt này. Vì vậy, thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công là hoạt động mang tính độc quyền. Cung cấp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng không là ngoại lệ. Xuất phát từ tính độc quyền này dẫn đến chất lượng của dịch vụ công chưa được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, trước áp lực dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội với việc người dân đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm cao hơn trong phục vụ nhân dân thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công là không thể không thực hiện. Mặt khác, việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 đã được chứng minh đem lại hiệu quả cho các tổ chức đã áp dụng. Vì vậy, sự cần thiết áp dụng HTQLCL ISO 9001: 2008 xuất phát từ

Thứ nhất, khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO

9001: 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ góp phần cải tiến phương pháp làm việc, hình thành các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học. Nhờ việc xác định đúng sự không phù hợp hoặc sai lỗi tiến hành các hoạt động khắc phục và phòng ngừa thích hợp, tổ chức tránh được sự sai sót lặp lại trong hệ thống. Lĩnh vực đất đai là một lĩnh vực khá rộng và có nhiều loại thủ tục hành chính (cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thừa kế, tặng cho tài sản liên quan đến đất đai, biến động đất đai về quyến sử dụng đất…). Vì vậy việc xây dựng và áp dụng HTQLCL sẽ góp phần giải quyết một cách khoa học. Bởi lẽ, ở mỗi quy trình giải quyết công việc đều phải nêu đầy đủ : mục đích, phạm vi, tài liệu viện dẫn, thuật ngữ và định nghĩa, nội dung công việc, phụ lục. Quy trình được xây dựng giống như một bản mô tả công việc để cán bộ công chức khi giải quyết thủ tục hành chính có căn cứ để hoàn tất thủ tục.

Thứ hai, khi áp dụng HTQLCL người đứng đầu cơ quan sẽ kiểm soát

được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan và chỉ đạo kịp thời. Các quy trình được xây dựng giống như bản mô tả công việc, đưa ra các yêu cầu mà cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ phải tuân thủ. Dựa trên bản mô tả này, người lãnh đạo có thể đánh giá được năng lực, trình độ, chuyên môn, thái độ làm việc của cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan; hạn chế tình trạng đánh giá cào bằng, theo cảm quan. Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, các bước thực hiện trong một quy trình phải được thực hiện tuần tự, bởi lẽ quy trình là những móc xích liên quan mật thiết với nhau và theo một trình tự nhất định.

Thứ ba, khi áp dụng HTQLCL việc sắp xếp, lưu trữ các loại tài liệu, văn

bản hướng dẫn của cấp trên, hồ sơ công vụ của cơ quan sẽ được sắp xếp khoa học, hình thành hệ thống trong từng lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, hệ thống các tài liệu văn bản này còn được kiểm soát một cách chặt chẽ thông qua việc xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Đặc trưng của quản lý hành chính về đất đai là gắn liền với nhiều loại hồ sơ và thủ tục cần lưu trữ (GCNQSDĐ bị thu hồi, hồ sơ tranh chấp đất đai, hồ sơ tách hử, nhập thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng…) Vì vậy để thuận tiện cho

việc tra cứu, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thì việc sắp xếp hồ sơ một cách khoa học là điều rất cần thiết.

Thứ tư, khi áp dụng làm giảm đáng kể hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền

hà của cán bộ, công chức đối với người dân trong quá trình giải quyết công việc. Các giấy tờ cần thiết đã được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa, khi công dân nộp hồ sơ chỉ cần nộp đủ theo thủ tục hành chính đã được niêm yết. Hơn nữa, việc giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình đã xây dựng còn làm giảm đáng kể thời gian giải quyết công việc cho cán bộ công chức và thời gian đi lại cho công dân.

Thứ năm, thông qua một hệ thống tài liệu chất lượng tổ chức có thể đưa

ra các biện pháp làm việc đúng ngay từ đầu, có thể xác định đúng nhiệm vụ và chỉ ra cách thực hiện để đạt kết quả mong muốn. Do đó, nhân viên của tổ chức hiểu rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình. Họ có thể thực hiện tốt công việc của mình mà không cần đến sự kiểm tra từ bên ngoài, nhờ vào hệ thống tài liệu chất lượng và những hướng dẫn thực hành theo các quy trình, quy phạm cụ thể. Cán bộ, công chức mới có thể dễ dàng tiếp cận công việc nhờ những quy trình với văn bản rõ ràng.

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w