Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)

7. Kết cấu khóa luận

2.2.3.2.Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh

hành chính lĩnh vực đất đai ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Theo kết quả điều tra về khả năng áp dụng thì quá trình giải quyết công việc của CB, CC chỉ đạt ở mức độ khá, tuy nhiên tại thực tế áp dụng vào giải quyết công việc chúng tôi đã thi được kết quả cụ thể. Sau gần 20 tháng áp dụng HTQLCL trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Hữu Lũng, việc giải quyết thủ tục hành chính đã có những bước chuyển biến tích cực. Thông qua báo cáo tình hình áp dụng HTQLCL trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai tại hội nghị tổng kết chương trình áp dụng HTQLCL tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ngày 15 tháng 4 năm 2014, cho thấy việc áp dụng HTQLCL tại đơn vị đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

a,Trong giải quyết và tiếp nhận hồ sơ

Bảng9. Kết quả giải quyết hồ sơ năm 2013

Loại Hồ Sơ Số HS đã giải quyết Số HS trả

Trước hẹn Đúng hẹn Quá hẹn

Chuyển nhượng 271 148 30 93

Thừa kế, tặng cho 251 151 29 71

Cấp mới 58 41 01 16

Chuyển mục đích 12 2 10 0

Tách thửa, hợp thửa 109 68 08 33

Biến động, đính chính 192 150 25 17

Giao đất 01 01 0 0

Tổng số hồ sơ 997 610 109 278

(Nguồn Báo cáo tổng kết công tác thực hiện áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014)

Bảng 10.Tỉ lệ giải quyết hồ sơ năm 2013

Đơn vị tính: %

Loại Hồ Sơ Số HS đã giải quyết Số HS trả

Trước hẹn Đúng hẹn Quá hẹn Chuyển nhượng 100 54,6 11,1 34,3 Thừa kế, tặng cho 100 60,2 11,6 28,3 Cấp mới 100 70,7 1,7 27,6 Cấp đổi, cấp lại 100 47,6 5,8 46,6 Chuyển mục đích 100 16,7 83,3 0 Tách thửa, hợp thửa 100 62,4 7,3 30,3 Biến động, đính chính 100 78,1 13,0 8,9 Giao đất 100 100 0 0 Tổng số 100 61,2 10,9 27,9 Nhận xét :

Nhìn chung, việc áp dụng HTQLCL trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai tại địa phương đã được thực hiện một cách khá nghiêm túc, đã có sự phối hợp giũa các bộ phận để hướng tới mục tiêu chung. Cán bộ công chức đã vận dụng các quy trình chuyên môn được xây dựng trong HTQLCL để giải quyết công việc. Bằng chứng là trong năm 2013 đơn vị đã giải quyết 997 hồ sơ, tăng 134 hồ sơ so với năm 2012. Trong đó số hồ sơ trả trước hẹn và đúng hẹn tới công dân, tổ chức, doanh nghiệp đạt 610 hồ sơ /997 hồ sơ chiếm 72,1 %

chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai thì hoạt động chuyển nhượng đã được người dân ý thức và sử dụng sự can thiệp của pháp luật, hạn chế tình trạng chuyển nhượng mang tính chất miệng, chuyển nhượng không có sự bảo hộ của luật pháp.

Việc áp dụng theo quy trình ISO gặp nhiều thuận lợi nên trong quá trình giải quyết công việc cán bộ công chức mất ít thời gian hơn, làm việc khoa học hơn, bằng chúng là số hồ sơ trả trước hẹn và đúng hẹn chiếm trên 70%, đặc biệt đối với thủ tục chuyển mục đích quyền sử dụng đất chiếm 100 % và thủ tục biến động và đính chính quyền sử dụng đất chiếm 91,9 %.

b, Trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Lưu ý: Năm 2010 thời điểm chưa áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 Năm 2013 là thời điểm đã áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008)

Bảng 11. Tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn lẻ

Lưu ý: Coi tỷ lệ năm 2010 là 100%

Đơn vị tính : %

Loại Đất Năm 2010 Năm 2013

Cấp mới Cấp đổi,

cấp lại Cấp mới

Cấp đổi, cấp lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất ở tại đô thị 100 100 120,2 141,6

Đất ở tại nông thôn 100 100 120,8 145,5

Đất nông, lâm nghiệp 100 100 109,6 113,6

Theo kết quả bảng số liệu trên ta có thể thấy:

Nhìn chung, tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xu hướng tăng. Trong đó:

+ Tỉ lệ cấp mới đất ở tại đô thị tăng 20,2 % + Tỉ lệ cấp mới đất ở tại nông thôn tăng 20,8 % + Tỉ lệ cấp mới đất nông, lâm nghiệp tăng 9,9 % + Tỉ lệ cấp laị, cấp đổi đất ở đô thị tăng 41,6 % + Tỉ lệ cấp laị, cấp đổi đất ở nông thôn tăng 45,5 % + Tỉ lệ cấp laị, cấp đổi đất nông, lâm nghiệp tăng 13,6 %

Tỉ lệ cấp đổi , cấp lại tăng một phần do nhu cầu của người dân tăng lên, một phần là do các thủ tục đã được áp dụng HTQLCL nên thời gian giải quyết

nhanh hơn, khối lượng , năng suất công việc tăng một cách rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sự áp dụng bộ tiêu chuẩn TCVN 2001: 9008 vào công tác giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực đất đai đã mang lại kết quả cao. Năm 2010 trung bình một ngày CB, CC cấp mới khoảng 2764 m2, năm 2013 trung bình một ngày cấp mới được 2955 m2 tăng 191m2 so với năm 2010.

c,Trong giao dịch bảo đảm (đăng ký thế chấp tài sản).

Giao dịch bảo đảm là giao dịch mà trong đó một bên (thông thường là bên có nghĩa vụ), đem tài sản của mình (hoặc của bên thứ ba) ra thế chấp cho bên có quyền. Nhằm bảo đảm trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì tài sản thế chấp sẽ được đem ra xử lý – trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền. Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào “Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm” việc bên bảo đảm dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Kết quả giao dịch bảo đảm Tiếp nhận 692 hồ sơ, trong đó:

- Đăng ký thế chấp bảo lãnh: 318 hồ sơ; - Xoá thế chấp bảo lãnh: 374 hồ sơ;

- Thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm được: 32.690.000 đồng

d, Sự hài lòng của người dân

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính đất đai đã mang lại sự hài lòng cho người dân. Lĩnh vực đất đai là một lĩnh vực nhạy cảm vì vậy việc áp dụng theo quy trình chuẩn là điều rất cần thiết. Các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực đất đai đều có quy trình xử lý công việc công khai, minh bạch, quy định rõ các loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ, quy định thời gian xử lý và trả kết quả. Chính vì vậy, người dân không

nữa, việc áp dụng HTQLCL cũng chính là cơ sở để người dân chủ động hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ, hạn chế sự nhũng nhiễu, gây phiền hà của CB, CC trong quá trình giải quyết công vụ. Công dân được hướng dẫn tận tình, trả kết quả sớm nhất và không phải có thêm “phụ phí”. Đồng thời người dân có thể đưa ra ý kiến góp ý về thái độ làm việc, cách thức làm việc của CB, CC thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, sổ góp ý tại bộ phận một cửa. Đây cũng chính là một công cụ, phương tiện thể hiện sự dân chủ, phong trào dân chủ mà chúng ta đang chung sức xây dựng. Qua quá trình quan sát và khảo sát tại UBND huyện Hữu Lũng, với câu hỏi Đánh giá một cách tổng quát, ông (bà) có hài lòng khi đến giải quyết công việc không? Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 12. Mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Chưa thật sự hài lòng

SL 13 29 8

% 26 58 16

Như vậy qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỉ lệ người dân hài lòng và rất hài lòng khi giải quết công việc là 84%. Điều này cho thấy, CB, CC tại đơn vị đã áp dụng khá tốt quy trình, giải quyết cho người dân đúng hẹn, tạo được niềm tin của người dân và tổ chức.

Một phần của tài liệu luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai ở UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)