III/ Phương pháp: Vấn đáp ,đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thí nghiệm thực hành,
2) Kiểm tra bài cũ:( Kiểm tra 15 phút) Đề bài:
Đề bài:
Câu 1: Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
(7đ)
Câu 2: Tần số dao động của 1 dây đàn là 50Hz hãy cho biết ý nghĩa con số đó ? (3đ)
Đáp án:
- Câu 1: + Số dao động trong một giây gọi là tần số
+ Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.
- Câu 2: Dây đàn có 50dao động trong 1 giây
3) Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ, song khi người ta hét to thấy bị đau cổ . Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại bị đau cổ họng ?
Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động ,
mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.
- GV: Gọi HS đọc thí nghiệm 1/ 34 SGK
- GV: Giới thiệu thí nghiệm, hướng dẫn thí nghiệm
- HS: Nhóm học sinh làm thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra.
* Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 1 SGK/34.
ĐỘ TO CỦA ÂM
I/ Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động
a. Thí nghiệm 1:
- GV: Cho cả lớp thảo luận về kết quả thí nghiệm, trả lời câu C1 :
- HS: Làm thí nghiệm khác với dây thun để minh họa.
- GV: Khi kéo lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều (hay ít) thì âm phát ra như thế nào?
- HS: Nhiều thì âm to, ít thì âm nhỏ - GV: Thông báo về biên độ dao động -GV : Yêu cầu học sinh làm câu C2:
-HS : trả lời cá nhân và thống nhất toàn lớp. - GV: Học sinh đọc thí nghiệm 2
- GV: Hướng dẫn bố, trí thí nghiệm
- HS: Làm thí nghiệm, quan sát, lắng nghe và nhận xét:
- GV: Biên độ quả bóng lớn, nhỏ → mặt trống dao động như thế nào ?
- HS: + gõ nhẹ : âm nhỏ quả bóng dao động với biên độ nhỏ
+ gõ mạnh : âm to quả bóng dao động với biên độ lớn
- HS: Hoàn thành câu C3 :
- GV: Qua 2 thí nghiệm các em có kết luận gì? - HS : Làm việc cá nhân hoàn thành kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm.
- GV: Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu ?
- Để đo độ to của âm người ta dùng dụng cụ gì? - HS: Trả lời như SGK
- GV: Giới thiệu độ to của âm trong bảng 2 trang 35 SGK :
? - Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng nhạc to ?( 2 lần)
? - Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai? (> =130dB).
? – Độ to tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu?
( 40 dB)