âm thoa.
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âmphát ra trực tiếp từ nguồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể
- Kể tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. 3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
- Tập tính độc lập suy nghĩ, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Biết phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm.
NGUỒN ÂM I/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. - Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
2. Kĩ năng: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chu đáo, thực tế, yêu thích bộ môn. 4. LG:Biết bảo vệ giọng nói, không hút thuốc lá
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
+ Lá chuối, lá dừa.
Cho mỗi nhóm: + 1 âm thoa , một búa cao su. 2. Học sinh: mỗi nhóm:
+ 1 sợi dây cao su mảnh.
+ 1 thìa và một cốc thuỷ tinh mỏng (nếu có), hoặc thay bằng trống và dùi III/ Phương pháp:
Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, trực quan
IV/ Tiến trình:
1) Ổn định :KTSS
2) Kiểm tra bài cũ: giới thiệu chương mới3) Giảng bài mới: 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chương II (SGK). - Đọc thông báo đầu chương II.
- Giáo viên nêu 5 vấn đề cần nghiên cứu trong chương.
* Giới thiệu bài: HS đọc phần mở bài.
- Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào ? (âm có đặc điểm gì ? )
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn âm
- GV: Yêu cầu HS cả lớp im lặng và lắng nghe. - GV: Nêu những âm vừa nghe được? Âm đó phát ra từ đâu?
- HS: 2 em trả lời
- GV: Vậy vật phát ra âm gọi là nguồn âm. – HS: Đọc C1 và trả lời C1
* GV: Tất cả các vật phát ra âm đều được gọi là
nguồn âm. Vậy các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? chúng ta cùng nghiên cứu sang phần II
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm
- HS đọc và làm thí nghiệm 1( theo cặp): - G V: Vị trí cân bằng của dây cao su là gì ? - HS: Là sự đứng yên và nằm trên đường thẳng. - HS: Làm TN như hình 10.1 SGK ---> Quan sát sự rung động của dây cao su và lắng nghe âm phát ra.Trả lời C3, thống nhất toàn lớp.
- GV: Cho HS làm TN như hình 10.2 SGK và trả lời C4.
- HS: Làm TN và trả lời C4 (theo nhóm): Gõ vào cốc thuỷ tinh hoặc mặt trống.
- GV: Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống rung động ?
- HS: Để mảnh giấy nhẹ lên mặt trống giấy nảy lên ; để quả bóng sát mặt trống quả bóng nảy lên.
-GV: Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống.... Gọi là dao động. Vậy ta có thể nói thành ly rung động bằng câu thành ly rung động.
- GV: Cho HS làm TN như hình 10.3 SGK: Dùng búa cao su gõ vào âm thoa.
- HS: làm thí nghiệm lắng nghe, quan sát và trả lời
C5, thống nhất toàn lớp.
- GV: yêu cầu hs rút ra kết luận
-HS: làm việc cá nhân rút ra kết luận thống nhất
NGUỒN ÂM I/ Nhận biết nguồn âm:
C1: Tiếng còi ôtô, tiếng nói chuyện , trống, đàn . . .
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2: Tuỳ hs
II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
1. Thí nghiệm:
C3: Dây cao su rung động(dao động) và âm phát ra .
C4: Cốc thủy tinh (Trống) phát ra âm---> thành cốc thủy tinh (Mặt trống) rung động
– Nhận biết: Để tờ giấy(quả bóng) lên thành cốc (mặt trống) ---> giấy rung động(bóng nảy lên)
C5 : Âm thoa có dao động
Kiểm tra bằng cách:
- Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh. - Dùng tay giữ chặt 2 nhánh âm thoa
- Dùng 1 tờ giấy đặt trên nước. Khi âm thoa phát âm ta chạm 1 nhánh âm thoa vào mép tờ giấy thì thấy nước bắn tung toé lên.
toàn lớp.
4:Củng cố: Vận dụng
- GV: Cho HS trả lời C6; C7; C8
- HS: Làm việc cá nhân, thống nhất toàn lớp.
- GV: Trong câu C7 giáo viên có thể hỏi : Nếu các bộ phận đó đang phát ra âm mà muốn dừng lại thì phải làm thế nào ?
- HS: Giữ cho vật đó không dao động.
- Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ? (các vật phát ra âm đều dao động)
- HS đọc mục : có thể em chưa biết
- Bộ phận nào trong cổ phát ra âm ? (dây âm thanh dao động)
- Phương án kiểm tra: Đặt tay sát cổ họng thấy rung
* GDMT: Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần
luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá
* Kết luận :khi phát ra âm các vật đều dao động.
III. Vận dụng
- C6: Kèn lá chuối, lá dừa phát ra âm.
- C7: Dây đàn ghita dây đàn dao động phát ra âm ( cả không khí trong hộp đàn dao động cũng phát ra nốt nhạc)
* Khi thổi sáo: cột không khí trong sáo dao động phát ra âm - C8 : Thổi nắp viết hoặc 1 lọ nhỏ
phát ra âm (huýt được sáo)
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài, hoàn chỉnh từ câu C1 -> C8 vào vở bài tập. C9 không bắt buộc làm.
- Làm bài tập 10.1 10.3 sách bài tập.Hướng dẫn hs làm bài 10.3
- Soạn bài mới độ cao của âm.
Tuần: 12 Ngày soạn:01. 11.2014
Tiết PPCT: 12 Ngày dạy: 05.11. 2014
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tầng số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ
âm trầm , bổng là do tần số dao động của vật.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số
dao động và độ cao của âm.
3. Thái độ:Trung thực chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc quan sát, thu thập thông tin và trong thực hành thí nghiệm.
4.LG : Các nhà thiên văn dựa vào những biểu hiện khác thường của 1 số loài vật dự đoán có bão
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên :2 giá thí nghiệm,2 con lắc đơn : dài 20 cm và 40cm, đĩa quay có gắn động cơ, nguồn điện, 1 tấm bìa mỏng, đồng hồ đếm giây.
2. . Học sinh: bảng C1 / 31 SGK,mỗi nhóm :1 hộp gỗ rỗng, thước kim loại mỏng.