Đại Việt đầu thế kỷ XIX về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, đường lối kinh tế chủ yếu là “trọng nông ức thương”. Vì vậy, nguồn tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp và là nền tảng kinh tế chủ yếu của xã hội là ruộng đất rất được nhà nước phong kiến quan tâm. Nông nghiệp là hoạt động chính cung cấp tài chính chủ yếu cho đất nước. Đầu thế kỷ XIX, cơ cấu ruộng đất Việt Nam vẫn gồm hai bộ phận chính đó là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, sau hàng ngàn năm phát triển, chế độ ruộng đất đó cú sự thay đổi trong cơ cấu đó là chế độ tư hữu ruộng đất đã mở rộng đồng thời bởi sự thu hẹp của chế độ sở hữu nhà nước.
* Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: Đây là loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý. Đến đầu thế kỷ XIX bộ phận ruộng đất này đã bị thu hẹp nhiều so với các thế kỷ trước, theo sách Sỹ hoạn tu tri lục của Nguyễn Công Tiệp khoảng những năm 1820 – 1843 trên toàn quốc các loại ruộng đất cụng cũn 580.363 mẫu chiếm 17,08% tổng diện tích, bao gồm một bộ phận do nhà nước trực tiếp quản lý, còn lại chủ yếu là ruộng đất công của các làng xã.
Ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước dưới triều Nguyễn còn tồn tại với ba hình thức chủ yếu là tịch điền, quan điền, quan trại và đồn điền.
- Ruộng tịch điền: Đây là loại ruộng có tính chất lễ nghi nông nghiệp có từ thời Lê Hoàn ở thế kỷ X. Sang thời Nguyễn, loại ruộng này vẫn tồn tại, năm 1828, Minh Mạng thành lập ở kinh đô Huế khoảng 4 mẫu. Đến năm 1832, ruộng tịch điền được mở rộng đến các tỉnh, mỗi tỉnh lấy 3 mẫu dùng làm ruộng tịch. Người cày tịch điền là nông dân làng xã lân cận được nhà nước miễn thuế thân và lao dịch. Sản phẩm thu hoạch được nộp vào kho nhà nước.
- Quan điền, quan trại: Loại ruộng đất này vốn có từ thời kỳ trước (các loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điền, quan điền trang, quan đồn điền, quan trại). Nhà Tây Sơn đó dựng một phần trong số đó ban cấp cho các quan lại. Sau này, nhà Nguyễn thu hồi lại và gọi chung là quan điền quan trại, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Ruộng quan điền, quan trại phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào, số lượng ít khoảng vài ngàn mẫu. Trong số đó, một phần được dùng để ban cấp cho một số đối tượng làm tự điền, phần còn lại dựng phỏt canh thu tô cho dân sở. Tại từ năm 1822, Minh Mạng cho chuyển dần quan điền, quan trại thành ruộng đất công làng xã và đến giữa thế kỷ XIX thì cơ bản quan điền, quan trại không còn tồn tại nữa.
- Đồn điền: Loại ruộng đất này chủ yếu do kết quả của công cuộc khai hoang tạo nên. Ở cuối thế kỷ XVIII Nguyễn Ánh đã cho lập đồn điền ở Nam Bộ dưới hai hình thức: đồn điền do binh lính khai khẩn gọi là binh đồn điền và đồn điền do dân khai hoang gọi là dân đồn điền. Nhà Nguyễn từng bước quân sự hóa dân đồn điền và đến năm 1822 nhà nước quyết định chuyển toàn bộ đất đồn điền thành trại đồn điền. Dưới thời Nguyễn, đồn điền tập trung chủ yếu ở Nam kỳ và phát triển mạnh. Lực lượng đồn điền chủ yếu là binh lính, tù phạm, dân nghèo Việt… sản phẩm thu từ ruộng đất đồn điền phần lớn nộp vào kho nhà nước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho binh lính. Diện tích đồn điền lúc nhiều nhất khoảng vài chục ngàn mẫu.
Như vậy, với bộ phận ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước trong thời Nguyễn vẫn tồn tại đầy đủ các loại ruộng đất, tuy nhiên các loại ruộng đất này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ruộng đất.
* Ruộng đất thuộc quyền sở hữu gián tiếp của nhà nước hay ruộng đất công làng xã. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, ruộng đất làng xã thu hẹp nhiều so với các vương triều trước. Tổng diện tích công trong cả nước là 3.396.584 mẫu, trong đó ruộng đất công gồm (công điền, quan điền và ruộng muối) là 580363 mẫu chiếm 17,08% [37, 30]. Tuy nhiên, tỷ lệ ruộng đất công lại phân bố không đồng đều ở các địa phương, hiện tượng “biến công vi tư” diễn ra công khai bất chấp luật pháp của triều đình. Phan Huy Chú cho biết những nét khái quát nhất về tỷ lệ ruộng đất công ở các địa phương vào khoảng cuối thời Gia Long: “Nước ta duy có trấn Sơn Nam hạ là rất nhiều ruộng công và đất bãi cụng… cũn cỏc xứ khỏc thỡ cỏc hạng ruộng không có mấy”[2, 127].Tỷ lệ ruộng đất công, ruộng tư ở các địa phương rất khác nhau, năm 1852 thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiờn tõu: “Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiều hơn ruộng tư; Quảng Bình ruộng công, tư bằng nhau. Cũn cỏc hạt khỏc thỡ ruộng tư nhiều mà ruộng công ít, tỉnh Bình Định càng ít hơn”
[8, 357].
Bên cạnh đó, sự phân bố không đồng đều tỷ lệ ruộng đất cụng cũn thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, từng phủ huyện thậm chí từng tổng xã với nhau. Ở Bắc Bộ, trong khi tỷ lệ công điền thổ ở Thái Bình còn 31,43% thì ở Hà Đông chỉ còn là 22,12% (năm 1805). Trong đó, giữa các huyện của các địa phương cũng có sự khác biệt. Ở Thái Bình, tỷ lệ công đồn thổ của huyện Thanh Quan còn 7,2%, huyện Quỳnh Cụi cũn 17,32%, huyện Đông Quan còn 20,75%, tỷ lệ ở huyện Vũ Tiên là 56,85%. Ở Hà Đông, tỷ lệ công điền chiếm 22,12% so với tổng diện tích ruộng đất các loại nhưng phân bố chênh lệch giữa các huyện: huyện Đan phượng 37,99%, huyện Hoài An 4,8% huyện Sơn Minh 4,5%. Tuy nhiên, ở Nam Bộ ruộng đất tư tăng mạnh nhưng vẫn có nhiều nơi ruộng đất công vẫn chiếm ưu thế. Theo số liệu điều tra của
Phan Huy Lê cho biết tỷ lệ ruộng đất công khu vực Bắc Bộ còn khoảng 25%, Trung Bộ còn khoảng 25%, Nam Bộ còn khoảng 3%. Một số địa phương như Thừa Thiờn cũn 72%, Quảng Trị còn 98,5%, Phủ Xuân Trường (Nam Định) còn 74,5%... [8, 358]. Như vậy, qua đây có thể nhận thấy đầu thế kỷ XIX ruộng đất công làng xã đã thu hẹp nhiều, nhưng do tính chất phân bố không đồng đều làm cho vai trò của nó ở các địa phương không giống nhau, nhiều nơi ruộng đất công vẫn là nguồn sống chính của cư dân và là nguồn thu chính của nhà nước phong kiến thông qua chế độ thuế ruộng đất.
Phân bố tỷ lệ ruộng đất công, tư ở một số địa phương
Nguồn[8, 359]
Năm Địa phương Các loại đất đai (%)
Công điền Tư điền Các loại khác
1805 Hà Đông 22,12 65,34 12,54
1805 Thái Bình 31,43 53,24 15,33
1815 Bình Định 8,71 89,62 1,67
1815 Phú Yên 1,34 98,66 -
1836 Nam Bộ 7,85 92,15 -
Qua đây, ta thấy sự phân bố không đồng đều của ruộng đất là do ở những khu vực đất đai khai phá từ lâu, ruộng công ngày càng bị thu hẹp và tư hữu ngày càng phát triển. Tình trạng ruộng đất công thuộc quyền quản lý của nhà nước cũn quỏ ớt và bị thu hẹp như trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính quốc gia. Đây là một thử thách lớn đặt ra cho triều Nguyễn, do đó các vua đầu triều Nguyễn phải ra sức củng cố cơ sở kinh tế của mình đó là chế độ sở hữu ruộng đất công để đảm bảo tài chính cho ngân sách quốc gia đồng thời tạo cơ sở để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
* Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân: Sang đầu thế kỷ XIX, sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chiếm ưu thế và phát triển mạnh. Tổng diện tích ruộng
đất tư trong cả nước là 2.816.221 mẫu chiếm tỷ lệ 82,92% [37, 35]. Ruộng đất công tư ở các miền như sau:
- Nam Bộ: ruộng tư 92% trong tổng số các loại ruộng đất - Miền Trung: ruộng tư chiếm tỷ lệ 75%
- Miền Bắc: ruộng tư chiếm tỷ lệ 80%
Theo số liệu trờn thỡ cả nước tư điền chiếm đa số, ruộng đất công chiếm số lượng nhỏ. Khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm tỷ lệ cao hơn cả, trong đó Nam Bộ ruộng đất tư chiếm tới 92% trong tổng số diện tích đất toàn vùng.
Như vậy, riờng vựng đất Nam Bộ, ngay từ đầu ruộng đất đã thuộc sở hữu tư nhân bởi theo chính sách của cỏc chỳa Nguyễn cho phép người dân khi khẩn hoang xong sẽ biến một phần hoặc toàn bộ đất đai thành sở hữu tư nhân. Trong thời kỳ nhà Nguyễn có nhiều lần nhà nước ban lệnh cho việc mở rộng ruộng đất tư, chính vì vậy tình trạng ruộng đất tư phát triển mạnh hơn ruộng đất công diễn ra phổ biến. Năm 1831, Minh Mạng ra quyết định cho
“Quan lại các cấp khắp nơi trong nước đều phải sức cho toàn dân và binh lính, bất kể chính hộ hay khách hộ, hãy làm đơn trình xin khai khẩn cây trồng theo thổ ngơi thích hợp, tất cả những chỗ đất nào còn hoang. Dù đất đó là công hay tư, ai xin lĩnh trưng trước thì được. Sau ba năm tính từ ngày lập đơn xin, các quan sở tại kiểm tra thực tình làm tờ trình lờn trỡnh tỉnh. 3 năm tiếp theo nữa, đối với các ruộng đất trồng lỳa, ngụ, đậu, vừng thì không kể trước đó là công hay tư đều cho người khai khẩn nhận làm của riêng cho theo hạng ruộng đất tư bắt đầu thu thuế để tỏ là khuyến khớch” [23, 247]. Với quyết định này lần đầu tiên đã mở ra một con đường phát triển vô cùng rộng rãi và thuận lợi cho ruộng đất tư hữu. Cũng theo một quyết định nữa mà nhà Nguyễn ban hành khuyến khích cho ruộng đất tư phát triển trong thời kỳ này đó là năm 1830, Minh Mạng quyết định “Ở bất cứ chỗ nào trong nước cú tự phạm phải tội đi đày phải tới làm việc trong quõn, thỡ cỏc quan lại địa phương sai họ đến những nơi đất hoang có thể cày cấy được, cấp cho đồ làm
ruộng mà khai thác. Sau 3 năm số lượng khai thác được ghi vào sổ địa bạ xã thôn sở tại, cho làm ruộng tư của bọn ấy, tha miễn thuế lệ. Lại đủ 3 năm quan địa phương xét ruộng tốt xấu, chước định thuế lệ để trưng thu” [23, 248]. Với quyết định này đã tạo điều kiện lớn cho sự phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất kể cả sở hữu địa chủ. Tại một số địa phương cũng có hiện tượng ruộng đất tư được phép khai khẩn và mở rộng. Năm 1828, ở Bắc kỳ Nguyễn Công Trứ xin mộ dân cấp cho đồ làm ruộng khai hoang tại Nam Định “sau 3 năm thành ruộng thì chiếu lệ ruộng tư đánh thuế…Đến năm 1835, Minh Mạng cho mộ binh đi khai hoang ở xã Minh Huyền tỉnh Hải Dương và khi đã thành ruộng thì cấp cho làm ruộng thế nghiệp, theo lệ ruộng tư trưng thuế” [23, 248].
Trong sở hữu tư nhân về ruộng đất có sự phân hóa và chênh lệch giữa các địa phương. Có những nơi sở hữu địa chủ chiếm ưu thế, có nơi sở hữu bao trùm là của nông dân tự canh. Ở Thái Bình, các lớp sở hữu trên 10 mẫu chiếm 64,55%, sở hữu địa chủ thực sự đã phát triển ở đây. Ở Hà Đụng, cỏc lớp sở hữu chỉ chiếm 28,9%, sở hữu dưới 10 mẫu chiếm đa số. Ở Bình Định, các lớp sở hữu trên 10 mẫu chiếm 9,3 %, ruộng đất thuộc các lớp sở hữu dưới 3 mẫu chiếm 59,52%. Riêng ở Nam Bộ một số chủ ruộng đã thực sự trở thành đại địa chủ. Như vậy có thể thấy quá trình phát triển mạnh mẽ của ruộng đất tư trong thời kỳ này đã chi phối và ảnh hưởng đến tình hình ruộng đất chung của cả nước cũng như phần nào ảnh hưởng đến nguồn thu tô thuế trong ngân sách nhà nước.
Sự phân hóa ruộng đất ở một số địa phương
Nguồn [8, 359]
TT Quy mô Thái Bình Hà Đông Bình Định
Số chủ Ruộng đất Số chủ Ruộng đất Số chủ Ruộng đất 1 Dưới 1 mẫu 2,2 0,15 27,1 4,51 61,49 19,15
2 1-3 mẫu 16,61 3,51 35,4 17,88 30,07 40,37 3 3 – 5 mẫu 17,94 7,41 17,04 8,08 5,19 16,78 4 5 – 10 mẫu 32,58 24,38 36,34 32,09 2,51 14,4 5 10 – 20 mẫu 20,52 29,78 26,49 42,77 0,64 7,2 6 20 – 50 mẫu 9,34 29,4 4,52 13,63 0,1 2,1 7 Trên 50 mẫu 0,78 5,37 - - - -
Trước tình trạng tư hữu hóa ruộng đất đã ngày càng phát triển và bao trùm trong cả nước, mặt khác sau chiến tranh loạn lạc ở cuối thế kỷ XVIII, tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nông dân lưu tán diễn ra phổ biến. Vấn đề đặt ra cho nhà Nguyễn đó là phải mở rộng sở hữu nhà nước về ruộng đất, đồng thời đưa nông dân về với ruộng đất, mở rộng diện tích canh tác. Nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các chính sách để giải quyết tình trạng trên.
Để xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước, năm 1803, Gia Long tiến hành lập sổ địa bạ ở Đàng Ngoài ( từ Quảng Bình trở ra). Năm 1810, Gia Long tiếp tục cho lập địa bạ từ Quảng Bình vào Nam Trung Bộ. Năm 1836, Minh Mạng cho lập địa bạ ở Nam kỳ. Từ sau đó các làng xã lần lượt được lập địa bạ. Đây là nguồn tài liệu giúp nhà nước phong kiến dễ dàng hơn trong việc quản lý đất đai trên cả nước và thuận lợi trong việc thu thuế.
Đồng thời để đảm bảo nguồn lợi từ thuế ruộng công, nhà Nguyễn đã ngăn cấm việc mua bán, cầm cố. Năm 1803, Gia Long xuống dụ “Nếu thôn xã nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng với nhau, việc phát giác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khế vẫn truy trả dân, lại theo lệ lấy 1 mẫu ruộng thưởng cho người tố cáo hưởng hoa lợi” [19, 75].
Để kiểm soát chặt chẽ bộ phận ruộng đất công làng xã làm cơ sở góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và ổn định đất nước, năm 1804, Gia Long ban hành chính sách quân điền ở Đàng Ngoài. Trong chính sách quân điền bộ phận quan lại, binh lính là đối tượng được ưu tiên nhất còn khẩu
phần của dân đinh các hạng bị xem nhẹ. Phộp quõn điền thời Gia Long đã cho rút ngắn thời hạn chia lại ruộng từ 6 năm xuống 3 năm. Mục đích của nhà nước Nguyễn là nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước, hạn chế tư hữu hóa nhưng nó chỉ có tác dụng ở một số địa phương bởi diện tích ruộng đất công ở các địa phương phân bố không đồng đều.
Mặt khác, nhà nước cũng tiến hành đẩy mạnh chính sách khẩn hoang để mở rộng sở hữu công. Biện pháp này đã thu được một số kết quả bước đầu nhưng cũng không thể cứu vãn được tình trạng nông dân lưu tán không có ruộng đất. Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của địa chủ, cường hào ngày càng phổ biến nên nông dân nghèo vẫn mất đất. Đặc biệt, nhà nước còn quyết liệt hơn khi đưa ra chủ trương công hữu hóa một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Năm 1803, một số quan cai trị ở Bắc Thành đề nghị Gia Long thi hành phộp quõn điền, bắt các chủ ruộng tư sung công 70% ruộng đất làm công điền quân cấp. Tuy nhiên, chủ trương này quá mạnh nên không được chấp nhận. Khi thiết chế quân chủ chuyên chế tập quyền phát triển đến đỉnh cao việc phải tăng cường chế độ sở hữu công làm bệ đỡ kinh tế - xã hội đã được các vua nhà Nguyễn thực hiện. Trong đó, nhà Nguyễn quyết định lấy Bình Định – nơi có ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân lớn làm cuộc cải cách ruộng đất, nhằm “cõn bằng công tư”, “san bớt giàu nghốo”. Theo chỉ dụ của