Thuế ruộng đất công làng xã.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 69 - 74)

Ruộng đất công làng xã còn được gọi với tên công điền công thổ ở thế kỷ XIX. Đây là loại ruộng đất đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Và thuộc sở hữu gián tiếp của nhà nước. Đối với những nhà nước phong kiến quan liêu thì việc phong cấp đất đai cho quan lại là điều không thể thiếu nên ruộng đất công làng xã có một vị trí quan trọng. Ruộng đất công làng xã phân bố hầu hết ở các làng xã có tác dụng điều hòa việc thu tô thuế đối với chính quyền ở từng địa phương. Do đó, công điền công thổ là bộ phận chủ yếu của quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất. Chớnh vỡ vị trí quan trọng đó, nhà nước phong kiến luôn tìm cách duy trì, bảo vệ và phát triển ruộng đất công làng xã.

Đầu thế kỷ XIX do sự phát triển mạnh mẽ của ruộng đất tư hữu nên ruộng đất công làng xã bị thu hẹp nhiều. Quá trình này diễn ra từ thế kỷ trước do sự cướp đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ và bọn phú hào địa phương khi nội chiến liên miên. Ở thời kỳ Tây Sơn tình trạng mua bán ruộng đất công diễn ra phổ biến “Từ loạn Tây Sơn bỏ hết luật cũ, dân gian nhiều người đổi ruộng công làm ruộng tư. Cũng có kẻ tạ sự việc công mà cầm bán ruộng đất công” [22, 41]. Cơ sở kinh tế đảm bảo cho sự sinh tồn của nhà nước phong kiến quan liêu bị thu hẹp nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhà Nguyễn một mặt hạn chế việc phong cấp ruộng đất vĩnh viễn và tiến hành trả lương cho quan lại để duy trì và nuôi dưỡng bộ máy làm chỗ dựa cho nhà nước. Mặt khác, nhà Nguyễn đã ra sức củng cố, mở rộng ruộng đất công làng xã, trên cơ sở đó tiến hành thống trị và bóc lột nông dân để đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho sự sống còn của nhà nước phong kiến Nguyễn.

Ngay từ khi mới lên ngôi, Gia Long đã ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại ruộng đất này. Sử nhà Nguyễn có ghi: “theo lệ cũ thì công điền công thổ quân cấp cho dân đem bỏn riờng là có tội” [32, 128]. Sau đó, nhà Nguyễn đã chính thức công bố và nhắc đi nhắc lại nhiều lần cấm bán ruộng đất công làng xã. Năm 1803, sách chỉ của vua Gia

Long có ghi: “Phàm xó dõn có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền. Nếu nhân có việc mà mua cho người mướn để chi dùng việc công trong làng xã, thôn thì hạn trong ba năm, quá hạn thì xử tội nặng. Người nào tố cáo đúng thực thì thưởng cho ruộng nhất đẳng 1 mẫu, cày cấy ba năm hết hạn trả về dân ” [23, 146]. Lệnh cấm bán ruộng đất công làng xã còn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX.

Bên cạnh đó, nhà Nguyễn còn thi hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường quỹ ruộng đất công. Thời Gia Long có hai quyết định mở rộng quỹ công điền. Đồng thời, Gia Long còn ban hành chính sách quân điền (1804) nhằm mục đích duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã. Trên cơ sở đó, nhà nước tiến hành thu thuế đối với ruộng đất này nhằm ổn định và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

Những biện pháp mà nhà Nguyễn thực thi như cấm bán ruộng đất công, mở rộng quỹ đất công trước hết và cơ bản nhằm ngăn chặn việc hao hụt diện tích loại ruộng này và để đảm bảo người thu thuế với số lượng tối đa.

Năm 1803, Gia Long đã ban hành một biểu thức chung đối với ruộng đất công làng xã: “Năm thứ 2 (1803), ra nghị định thuế lệ ruộng đất công tư, để dõn cú đóng góp chính thức, nhà nước có ngạch thuế nhất định, làm phép thường lâu dài” [19, 43]. Gia Long chia cả nước thành bốn khu vực với mức thu thuế khác nhau cụ thể là:

- Khu vực I: gồm các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phỳ Yờn, Bỡnh Hòa, Diờn Khỏnh.

- Khu vực II: bao gồm các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên.

- Khu vực III gồm 6 trấn: Yên Quảng, Hưng Hóa, Thỏi Nguyờn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.

- Khu vực IV gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyờn, Kiờn Giang.

Gia Long chia cả nước thành 4 khu vực với mức thuế ruộng công như sau: [30, 549 và 19, 42]

Thuế ruộng công khu vực I, II, III: Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng

công đơn vị mẫu Tiền thập vật I Ruộng hạng nhất Ruộng hạng nhì Ruộng hạng ba Ruộng mùa (thu)

40 thăng thóc 30 thăng thóc 20 thăng thóc 10 thăng thóc

3 tiền (tiền thẻ tre, khoán khố, điền mẫu, thường tân, cung đốn) II Bố chính Ngoại châu Nhất Nhì Ba Ruộng các hạng (ruộng mùa) 120 bát 84 bát 50 bát 15 thăng Tiền thập vật: 1 tiền Tiền mao nha: 30 đồng

III Nhất Nhì Ba 60 bát 42 bát 25 bát Tiền thập vật: 1 tiền Tiền khoán khố: 15 đồng Tiền mao nha: 10 đồng

Trong đó: Tiền khoán khố: tiền để làm kho Tiền điền mẫu: thuế phụ đánh vào từng mẫu Tiền thường tân: tiền thuế về lễ cơm mới Tiền cung đốn: tiền chi phí cho quan lại Tiền mao nha: tiền tranh tre làm nhà.

Riêng khu vực IV thời Gia Long vẫn chiếu theo lệ năm 1801 và ruộng công, tư đều chia thành hai loại cùng chịu mức thuế ngang nhau cụ thể là:

Thuế ruộng công, tư khu vực IV (đơn vị thửa)

Nguồn [23, 167-168 và 37, 136].

Đẳng hạng Ruộng sơn điền (ruộng núi) Ruộng thảo điền (ruộng cỏ) Tiền thập vật Nhất 188 thăng 4 hợp (tức là 4 hộc) 282 thăng 6 hợp (tức là 6 hộc) 9 – 11 tiền

Nhì 141 thăng 3 hợp 188 thăng 4 hợp 4 tiền Ba 94 thăng 2 hợp 141 thăng 3 hợp 3 tiền

Ruộng muối 7 phương muối 7 phương muối

Nộp thay bằng tiền mỗi phương 4 tiền

Riêng đối với các loại đất và hạng đất, Gia Long cũng đặt ra một mức thuế riêng và có sự khác nhau giữa các khu vực trong cả nước cụ thể là: [23, 169 và 30, 549].

Thuế đất công thời Gia Long

Khu vực Loại và hạng đất Mức thuế (đơn vị mẫu)

I Đất trồng mía 10 thăng II Đất bãi trồng lúa 120 bát III - Đất các loại - Cửa đình - Đất muối ở Quảng Yên - 3 tiền, 30 đồng (30 đồng tiền lúa cánh).

- 1 quan 2 tiền (mỗi sở) - 2 quan, 1 tiền lúa cánh.

IV - Đất làm muối

- Đất vườn trồng dừa + Hạng nhất

+ Hạng nhì + Hạng ba

7 phương mối (nộp thay bằng tiền mỗi phương 4 tiền)

+ 2 quan 5 tiền/ thửa + 2 quan/ thửa

+ 1 quan 5 tiền/ thửa

Như vậy, thông qua biểu thức ruộng đất công làng xã dưới thời Gia Long có thể thấy đây là biểu thuế đặt cơ sở cho những vị vua sau của triều

Nguyễn tiếp tục thực thi việc thu thuế và bóc lột người nông dân trong các làng xã. So với thuế ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ở phần trước thì thuế ruộng đất công làng xã thời Gia Long được quy định một cách có hệ thống và toàn diện hơn. Vì ruộng đất công điền công thổ rất được nhà Nguyễn coi trọng và muốn biến bộ phận ruộng đất này trở thành cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước phong kiến tập quyền chuyên chế.

Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể thì thuế ruộng đất công làng xã dưới thời Gia Long còn mang tính chất đơn giản, đại lược. Bởi vì, thời kỳ Gia Long trị vị (1802 – 1820) nhà nước chưa thực hiện được việc điều tra một cách đầy đủ và chi tiết số lượng các loại ruộng đất. Mà căn cứ chính để vua Gia Long đánh thuế ruộng đất là nhờ vào số địa bạ của các làng xã nên Gia Long quy định ngay mức thuế và cách thức đánh thuế cùng với kỳ hạn làm sổ điền bạ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này việc đo đạc ruộng đất chưa được tiến hành ở vùng đất Nam kỳ nên mức thuế ruộng đất công, tư đều đánh thuế ngang nhau (khu vực IV). Đơn vị diện tích tính thuế ở khu vực IV cũng chưa được đo ra mẫu mà vẫn áp dụng đơn vị thửa không được chính xác lắm. Chính vì vậy, trong biểu thuế thời Gia Long mức thuế ruộng đất ở khu vực IV vào mức cao nhất trong cả nước.

Mức thuế ruộng đất ở khu vực II cũng vào loại cao hơn so với các nơi khác. Bởi đây là khu vực có ruộng đất công làng xã phát triển từ lõu đời với số lượng nhiều hơn các khu vực khác. Cho nên số thuế nhà nước thu về nhiều nhất là số thuế của ruộng đất có nhiều diện tích.

Ngoài ra, dưới thời Gia Long để thu thuế được nhiều hơn nhà nước còn đánh thuế cả với những ruộng đất công vắng chủ. Năm 1802, Gia Long đã cho các phủ huyện Bắc Thành đi khám đất của dân lưu tán. Nếu dân làng bên cạnh cấy chiếm thì cho khai nhận và phải nộp thuế theo đẳng hạng ruộng công, tư: [19, 70]

Ruộng công: Nhất đẳng: 4 quan/ mẫu Nhị đẳng: 2 quan 5 tiền/ mẫu

Tam đẳng: 1 quan 5 tiền/ mẫu

Nhà Nguyễn còn quy định nếu làng nào có người ẩn tránh đi thì cho quan quân thu gặt mà nộp thuế, sau khi dân lưu tán về thì trả lại. Gia Long năm thứ 6 (1807) đã cho các trấn ở Bắc Thành nộp thuế ruộng thay bằng tiền, mỗi hộc thóc nộp 1 quan 2 tiền [30, 699]. Đến năm 1810, nhà Nguyễn còn có một quy định khác một vụ ở Bắc Thành nộp tiền thay cho thóc với giá 1 hộc bằng 1 quan, 1 hộc bằng 26 thăng, 1 thăng bằng 3,8 tiền. Thông qua đây, ta nhìn thấy rõ tính chất vơ vét, bóc lột của nhà nước Nguyễn đối với nông dân làng xã.

Về hình thức thu thuế, thời kỳ Gia Long nhìn chung đều thu bằng hiện vật. Đối với từng loại ruộng trồng cấy cõy gỡ thỡ nộp thuế loại đó như ruộng lúa nộp thóc, ruộng muối nộp muối. Những khoản thuế phụ nhà nước quy định nộp bằng tiền.

Đối với thuế đất thời kỳ này so với thuế ruộng thì phần nộp bằng tiền có nhiều hơn. Nhưng về cơ bản nhà nước vẫn thu thuế theo quy định bằng hiện vật là chủ yếu. Ngoài ra, người nông dân còn phải đóng một số khoản phụ thu khác.

Như vậy, thuế ruộng đất công làng xã thời kỳ Gia Long cũng là một trong những mức thuế đặt nền tảng cho chế độ thuế khóa của nhà Nguyễn sau này. Thuế ruộng đất công làng xã là nguồn thu chủ yếu trong nguồn tài chính của nhà nước phong kiến Nguyễn.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w