KINH TẾ – XÃ HỘI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN 1840
3.1 Tác động của chính sách thuế ruộng đất đến kinh tế dưới triều Nguyễn Nguyễn
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự cấp tự túc. Mối quan hệ giữa đất đai – nông dân – địa chủ phong kiến là mối quan hệ cơ bản trong xã hội. Chính vì thế, thuế chỉ nhằm vào ruộng đất và những người nông dân cày cấy ruộng đất ấy. Nông nghiệp là hoạt động chính cung cấp nguồn thu chính yếu cho đất nước. Chính sách thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội Đại Việt trong thời kỳ này.
Mặt tích cực của chính sách thuế ruộng đất dưới thời Gia Long và Minh Mạng thể hiện ở chỗ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong buổi đầu mới lập quốc. Nguồn thu từ tô thuế giúp nhà Nguyễn chi tiêu mọi việc trong nước cũng như trả lương cho bộ máy quan lại triều đình, nuôi quân lính. Đồng thời đó còn là nguồn dự trữ giúp nhà nước đề phòng khi có chiến tranh, mất mùa và dùng để trao đổi với nước ngoài trong quan hệ bang giao…
Nguồn thu chính cho công khố nhà nước chủ yếu từ thuế điền và một số loại thuế khác như thuế đinh, thuế công thương nghiệp....Chớnh vì thế, nhà Nguyễn có quy định hàng năm phải tu bổ và cứ 6 năm phải làm lại sổ một lần. Theo sử sách ghi chép về thuế khóa thời Nguyễn cho biết năm Gia Long thứ 6 (1807) sổ Hộ Bắc Thành làm xong có 25 phủ, 100 huyện, 848 tổng, 6280 xó, thụn, phường trại với tổng số 195.589 nhân đinh. Năm Gia Long thứ 18 (1819), số dân đinh là 612.991 đinh, năm 1820, cả nước có 620.240 dân đinh đến năm 1829 đã tăng lên 711.510 đinh và năm 1840 có 970.516
đinh [11, 465]. Như vậy trên cơ sở thống kê dân đinh trong cả nước, nhà Nguyễn đã nắm chắc số lượng dân cư làm cơ sở để thu thuế.
Về sổ điền theo ghi chép của bộ Hộ năm 1820 cả nước có 3.076.300 mẫu và khoảnh, sở. Năm 1840, số ruộng đất thời Minh Mạng đã tăng lên là 4.063.892 mẫu cả điền thổ [11, 466]. Thông qua lập sổ địa bạ, nhà Nguyễn đã dựa trên đó định ra ngạch thuế đối với từng loại ruộng đất nhằm đảm bảo nguồn thu tối đa cho công khố nhà nước.
Nguồn thu từ thuế ruộng đất của nhà Nguyễn trong vòng 42 năm (1802 – 1840) không ngừng tăng lên. Theo thống kê của bộ Hộ cho biết tổng số thuế thu được năm 1820 là 1.925.920 quan tiền và 2.266.650 hộc thóc và hơn 580 lạng vàng, 12.040 lạng bạc. Sang đến năm 1840 tổng số thuế nhà nước thu được là 2.852.462 quan tiền, 2.804.744 hộc thóc, 1.470 lạng vàng và hơn 121.114 lạng bạc [37, 138]. Số thu từ thuế khóa nói trên thì số thúc tớnh riờng cho thuế điền, còn số tiền và vàng bạc được tính chung cho các loại thuế khác.
Với nguồn thu từ thuế ruộng đất nói riêng và các loại thuế khác nói chung, nhà Nguyễn đã đảm bảo nguồn tài chính cho quốc gia. Trên cơ sở nguồn tài chính hàng năm thu về cho công khố nhà nước, các vị vua triều Nguyễn chi dùng mọi việc trong nước, tạo điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, nhờ nguồn thu từ thuế ruộng đất nói riêng và các loại thuế khóa khác, vua Gia Long và Minh Mạng đó dựng vào việc xây dựng kinh đô, cung điện, dinh thự, lăng tẩm…cho các hoàn thân, quốc thích của vua. Mặt khác, nhà nước cũn dùng vào việc trả lương cho bộ máy quan lại triều đình. Đặc biệt, nhà Nguyễn đặt quy định thu thuế bằng hiện vật nên việc trả lương hay cấp bổng lộc cho quan lại rất phù hợp và thuận tiện.
Trong chính sách thuế ruộng đất của nhà Nguyễn dưới thời kỳ Gia Long và Minh Mạng có một số mặt được coi là tích cực như: sau khi thu thuế nhà nước thường trích ra một phần để lại trong các kho dự trữ của địa phương
để có thể kịp thời cứu trợ cho dân chúng ở đó khi có thiên tai. Ngoài ra, nếu địa phương nào mất mùa, nhà nước sau khi xem xét kỹ cho miễn hoặc hoãn thuế đến vụ sau. Với chính sách này nhà Nguyễn đã tránh được tình trạng căng thẳng với nhân dân mà vẫn đảm bảo nguồn thuế ruộng đất hàng năm.
Tuy nhiên với chính sách thuế khóa nặng nề, nền kinh tế Đại Việt ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn không có bước phát triển vượt bậc do sự chi tiêu không hợp lý của các vua nhà Nguyễn. Mặt trái của chính sách thuế khóa triều Nguyễn đó là sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước với các ngành kinh tế bằng chế độ thuế khóa nờn đó kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, thuế điền là nguồn thu chính của nhà nước nhưng trên thực tế ruộng công ngày càng thu hẹp, thuế ruộng công cao hơn thuế ruộng tư, điều này ảnh hưởng làm hao hụt tài chính quốc gia.
Cùng với đó, các vị vua đầu triều Nguyễn chi tiêu không hợp lý ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Năm 1840, theo thống kê của bộ Hộ số tài sản tích trữ của nhà nước sau khi đã chi tiêu còn 6.544.376 hộc thóc và phương gạo, 14.335.337 quan tiền, 37.480 lạng vàng, 2.506.670 lạng bạc [11, 468]. Số tiền dự trữ của nhà nước như vậy là ít, qua đây phần nào phản ánh tình trạng kinh tế lạc hậu, quan lại tham ô lạm dụng quá mức dưới thời Gia Long và Minh Mạng.
Thêm vào đó, hình thức thu thuế bằng hiện vật có phần xuất phát từ nền kinh tế tự nhiên, lạc hậu mang tính tự cấp tự túc ở nước ta. Xột trờn phương diện tài chính, khi nguồn thu của nhà nước đại bộ phận bằng hiện vật sẽ chi phối việc chi tiêu của nhà nước. Nhiều việc nhà nước chi tiêu đến tiền thì đem thóc gạo ra bán để lấy tiền, tất cả các quan lại trong hệ thống chính quyền đều được trả lương hàng năm bằng gạo và một phần tiền. Như vậy tiền tệ chỉ giữ vai trò thứ yếu mà không đóng góp vào sự phát sinh những quan hệ kinh tế mới. Do đó việc duy trì tái sản xuất rất khó khăn, việc tái mở rộng sản xuất hầu như không cú nờn nền kinh tế Đại Việt thời kỳ này trì trệ và mang tính đóng kín.
Mặc dù nhà Nguyễn có những hoạt động phát chẩn, hỗ trợ nông dân bị mất mùa, đói kém nhưng đó chỉ là việc làm nhất thời nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của nông dân mà không xuất phát từ việc lo lắng đến đời sống lâu dài của nhân dân. Nhà Nguyễn không quan tâm đến đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân mà tuyệt đại bộ phận công quỹ được sử dụng vào nuôi dưỡng vua chúa, hoàng tộc với đời sống xa hoa cùng bộ máy quan lại cồng kềnh tốn kém nên ngân quỹ quốc gia vẫn trống rỗng. Không những thế triều Nguyễn còn chi tiêu rất lớn cho việc xây dựng kinh đô Huế, cung điện, lăng tẩm của vua, đền chùa, cung phụng cho nhu cầu ăn chơi, du ngoạn xa xỉ. Năm 1804, Gia Long đã cho xây dựng lại cung điện, thành lũy ở Phỳ Xuõn – Huế, huy động một lực lượng lao động đến 8000 – 8500 người, rất tốn kém tiền của, thóc gạo, nguyên vật liệu. Đến năm 1807, kinh thành Huế vừa xây xong, Gia Long lại điều động hàng nghìn dân đinh, quân lính ở Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thành vào sửa chữa liên miên hàng chục năm gây tốn kém nhiều tiền của và nhân công. Trong thời Minh Mạng, việc sửa chữa lại kinh thành cũng phải dùng đến 6000 – 7000 nhân công với chi rất lớn. Minh Mạng cho phá dỡ cung điện vua Lê ở Hà Nội lấy nguyên liệu chở về Huế xây dinh thự…cũng tiêu tốn nhiều nhân lực và nguyên liệu. Phản ánh tình trạng chi tiêu không hợp lý cũng như chính sách bóc lột tô thuế, lao dịch nặng nề của nhà Nguyễn trong bài “Tố khuất khỳc” của dân Sơn Nam hạ cú cõu:
Binh tài hai việc đã xong
Lại còn lực dịch thổ công bây giờ …Một năm ba bận công trình
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao…
[38, 456]
Bên cạnh đó, dưới triều Nguyễn bộ hành chính ở Đại Nội (nơi phục vụ trực tiếp cho nhà vua và gia đình) cùng quan lại ở các tỉnh, thành, phủ, huyện được hưởng lương bổng rất lớn. Do triều đình nhà Nguyễn không còn nhiều ruộng công nên lương bổng chủ yếu phát bằng lương thực, cộng thêm một số
tiền (tính bằng quan) hoặc vàng bạc (tính bằng lạng) nhưng trong đó lương thực vẫn là chủ yếu. Mức lương được nhà nước quy định rõ ràng cho từng loại cấp tước từ Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Phi Tần đến quan lại theo phẩm hàm…Chớnh vì vậy, nguồn thu từ thuế ruộng đất là một phần quan trọng trong ngân quỹ quốc gia. Từ giữa thế kỷ XIX trở về sau, tình hình tài chính của triều Nguyễn ngày càng suy sụp nghiêm trọng do bộ máy quan liêu ngày càng cồng kềnh, nạn tham ô ngày một phổ biến. Nhận xét về tình hình kinh tế quốc gia thời kỳ nhà Nguyễn đến đầu thời kỳ Tự Đức, đình thần Trương Quốc Dụng có viết: “Hiện nay, tài lực của dân gian không bằng 5, 6 phần 10 của những năm trước…” [11, 469].
Như vậy, chính sách thuế nói chung và chính sách thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1840 nói riêng có tác động sâu sắc đến nền kinh tế trong nước. Bên cạnh những mặt tích cực có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển với số lượng và chất lượng cao hơn thời kỳ trước đó, thì vẫn còn những hạn chế làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Với chính sách thuế khóa nặng nề mà nhà Nguyễn đặt ra để quản lý các ngành kinh tế thì mục đích cao nhất vẫn là đem lại quyền lợi và đảm bảo nguồn thu cao nhất cho ngân quỹ của nhà nước phong kiến Nguyễn.