Bối cảnh lịch sử 1 Chớnh trị.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 25)

1.2.1.1 Chớnh trị.

Năm 1428, sau hơn hai mươi năm kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, Lê Lợi – vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt, mở đầu triều đại nhà Lê (sử thường gọi là Lê sơ). Đất nước bước vào thời kỳ yên bình, phát triển.

Sau khi nhà Lê được thành lập, các vua Lê nhanh chóng bắt tay vào khôi phục kinh tế, chính trị trong nước góp phần xây dựng một nhà nước

mới. Với mong muốn nâng cao địa vị của vương triều mình, nhà Lờ đó tiến hành một loạt cải cách nhằm khôi phục và phát triển đất nước sau những năm chiến tranh kéo dài với quân Minh. Dưới thời Lê sơ, đặc biệt dưới thời Lờ Thỏnh Tông chế độ giáo dục, thi cử đạt đến đỉnh cao toàn thịnh cho nên quan lại phần lớn xuất thân qua khoa cử. Nhà Lê sơ xây dựng bộ máy hành chính quốc gia theo thiết chế quân chủ chuyên chế - quan liêu khác với thể chế quân chủ quý tộc thời Trần. Vua vẫn giữ những chức năng cơ bản của thời trước nhưng với quyền lực tập trung hơn, quyết đoán hơn.

Hệ thống hành chính thời Lê sơ có tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương và đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu nhà nước. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia thống nhất trên cơ sở nông nghiệp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển.

Trong thời kỳ nhà Lê sơ để đảm bảo sự trung thành của bộ máy quan lại, nhà Lờ đó có nhiều chính sách động viên khuyến khích như ban hành chế độ bổng lộc. Trong đó chính sách lộc điền được ban hành nhằm đem lại quyền lợi kinh tế cho bộ phận quý tộc quan lại. Thời Lê sơ, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng bao gồm một dải đất rộng lớn từ vùng đất Lạng Sơn đến tận vùng núi Thạch Bi (giỏp Phỳ Yờn ngày nay).

Đầu thế kỷ XVI, chính quyền Lê sơ bước vào giai đoạn suy yếu. Sau khi Lê Hiến Tông mất, Lờ Tỳc Tụng, Lờ Uy Mục, Lê Tương Dực lên thay song đó đều là những ông vua bất tài, ăn chơi sa đọa. Một sứ thần Trung Quốc đã nhận xét về vua Lê Tương Dực rằng: “Nhà vua tính hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa” [38, 338]. Từ đây, xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ.

Trong nội bộ giai cấp cầm quyền liên tiếp xảy ra các cuộc thanh trừng, giết hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Cùng lúc đó, các thế lực phong kiến nổi dậy, xuất hiện nhiều phe phái chống đối nhau trong nội bộ triều đình. Trong đó nổi lên các thế mạnh như: những người thuộc tôn thất nhà Lê,

họ ngoại (Nguyễn Hoằng Dụ) ở Thanh Hóa, họ Trịnh (Trịnh Duy Sản và Trịnh Tuy) ở Thanh Hóa; họ Mạc đứng đầu là Mạc Đăng Dung.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi, nhà Mạc đó cú những cố gắng nhất định để ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, nhà Mạc tồn tại trong một bối cảnh luụn có sự chống đối của các cựu thần nhà Lê. Năm 1533, Nguyễn Kim dựa vào sự giúp đỡ của Ai Lao, tuyển mộ quân và đó tụn Lờ Duy Ninh con trưởng của Lờ Chiờu Tụng lờn làm vua. Một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, mở đầu sự nghiệp trung hưng của nhà Lê.

Trong suốt một thời gian dài từ năm 1527 – 1592 trên nước ta xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Lê – Mạc mà trong lịch sử vẫn thường gọi là chiến tranh Nam – Bắc triều. Cuộc chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát trong cảnh chém giết lẫn nhau đồng thời còn tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế trong nước gõy ra hàng loạt trận đói kéo dài, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn.

Như vậy, bối cảnh chính trị Đại Việt từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI luôn trong tình trạng bất ổn, chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài đã tác động đến mọi mặt đời sống nhân dân. Yêu cầu đặt ra cho nhà nước phong kiến Việt Nam phải có những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng và ổn định tình hình xã hội.

1.2.1.2 Kinh tế.

Sau hơn 20 năm chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nền kinh tế Đại Việt bị tàn phá nghiêm trọng vốn đã bị suy yếu trong những thập kỷ cuối Trần. Đồng ruộng, làng xóm bỏ hoang, nhân dân phiờu tỏn. Chớnh vì vậy, sau chiến tranh nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để nhà nước tăng cường việc thu thuế từ ruộng đất của người nông dân để giải quyết sự thiếu hụt trong ngân sách nhà nước.

Nhà nước khuyến khích nhân dân khai phá ruộng đất bỏ hoang và giúp đỡ nhân dân cày cấy. Bên cạnh đó, nhà Lê sơ rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Nhà nước đặt chức quan Hà đê sứ để phối hợp với các quan phủ, huyện trông coi, sửa đắp đê điều. Năm 1467, nước biển dâng cao làm vỡ các đê ngăn ở các phủ Nam Sỏch, Giỏp Sơn, Thái Bình, Kiến Xương. Nhà nước đã cử quan đi khám xét, bồi đắp lại và cho khai thêm một số kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa... Dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê còn được quy định trong văn bản pháp luật…

Tuy nhiên, trong chiến tranh với quân Minh nền kinh tế Đại Việt đã bị suy sụp nhiều, do đó nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề trong kinh tế nông nghiệp như tình trạng khủng hoảng về ruộng đất ở nước ta. Nhà Minh đã chiếm đoạt ruộng đất công làng xã, thiết lập các đồn điền và chia cắt cho bọn quan lại, bọn ngụy quan, nên ruộng đất cũng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, sau chiến tranh Lê Lợi cho 25 vạn quân về quê, nên vấn đề đặt ra với nhà nước Lê sơ là giải pháp chia ruộng đất cho những người tham gia kháng chiến để họ cày cấy… Một trong những giải pháp mà nhà nước mà nhà nước Lê sơ đã áp dụng đó là mở rộng diện tích ruộng đất bằng chính sách khai hoang, phục hóa. Thông qua đó tăng sản lượng nông nghiệp và nhà nước cũng theo đó tăng mức thu thuế ruộng đất đối với nhân dân lao động.

Trong giai đoạn chiến tranh Nam – Bắc triều, nhìn chung nền kinh tế Đại Việt rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước không chú ý đến phát triển kinh tế cũng như đời sống nhân dân. Chính điều này ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn tài chính quốc gia.

Tình hình công thương nghiệp trong những thế kỷ XV – XVI cũng có những biến chuyển nhất định so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, sau chiến tranh công thương nghiệp Đại Việt bị tàn phá khá nặng nề. Nhiều xưởng thủ công bị chiến tranh phá hủy, các hoạt động thương nghiệp bị đình trệ do đất nước liên tiếp xảy ra tình trạng bất ổn về chính trị. Bởi vậy sau chiến tranh một mặt nhà nước đã khôi phục nhiều ngành nghề thủ công, nhưng mặt khác nhà nước

phong kiến Việt Nam vẫn chú ý đến phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng cường nguồn thu từ tô thuế ruộng đất của nông dân để bổ sung cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, trong các thế kỷ XV – XVI tình hình kinh tế Đại Việt nhìn chung vẫn là nền kinh tế lấy nông nghiệp là hoạt động sản xuất chớnh. Cỏc yếu tố bất ổn về chính trị, xã hội đã tác động đến đời sống nhân dân nói chung và tình hình ruộng đất nói riêng. Vậy nhà nước phong kiến đó cú những giải pháp gì để nhanh chóng ổn định tình hình trong nước và duy trì sự tồn tại trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w