Tác động của chính sách thuế ruộng đất đến đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 100 - 103)

Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, các tầng lớp nhân dân lao động phải chịu nhiều nỗi cực khổ trong đó người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề hơn cả. Trong khi ruộng đất công làng xã ngày càng thu hẹp, nhân dân không có ruộng đất để cày cấy vì nạn kiờm tớnh ruộng đất của giai cấp địa chủ. Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, tình trạng bao chiếm ruộng đất đã trở nên quyết liệt. Sau khi Gia Long lên ngôi nạn kiờm tớnh ruộng đất của giai cấp địa chủ càng diễn ra gay gắt trong cả nước, nhất là vùng Bắc Bộ và Thanh Nghệ. Vua Gia Long đó cú những biện pháp để ngăn chặn nạn kiờm tớnh

ruộng đất nhưng không có hiệu quả vì ruộng đất công do nhà nước quản lý còn lại không đáng kể.

Đến thời Minh Mạng, tình trạng người nông dân thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng đất cày cấy càng nghiêm trọng hơn. Minh Mạng đã cho thực hiện phộp quõn điền ở Bình Định đã thu được một số kết quả, nhưng thực tế ruộng đất tốt vẫn nằm trong tay giai cấp địa chủ, người nông dân chỉ được ruộng xấu, khô cằn. Do vậy, nạn kiờm tớnh ruộng đất vẫn diễn ra nghiêm trọng, diện tích ruộng đất công làng xã vẫn bị thu hẹp. Hiện tượng “biến công vi tư” diễn ra công khai, bất chấp luật pháp của triều đình. Sự kiờm tớnh và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ đã làm phá sản nền kinh tế tiểu nông, người nông dân bị gạt bỏ khỏi ruộng đất không có tư liệu để cày cấy.

Một trong những tai họa lớn và thường xuyên đe dọa đời sống người nông dân là nạn tô thuế và lao dịch. Trong đó, nạn thuế khóa nặng nề trong thời kỳ Gia Long và Minh Mạng là nỗi lo sợ thường xuyên của nhân dân lao động. Ngạch thuế thời Nguyễn phức tạp thời thời kỳ Tây Sơn, cách đánh thuế nặng, mỗi người dân ngoài thuế đinh còn phải đóng thuế ruộng bằng hiện vật. Những năm mất mùa, thiên tai nông dân không đủ thóc đóng thuế nhà Nguyễn áp dụng chế độ “đại nạp” tức là nộp tiền thay thóc. Vua Gia Long và Minh Mạng đã ban hành những chỉ dụ về việc thi hành chế độ đại nạp. Năm 1810, Gia Long ra chỉ dụ: “Những số thuế còn thiếu năm trước, cho dân nộp thay bằng tiền” hoặc năm 1814 “cho các trấn Bắc Thành nộp thay thuế thiếu năm ngoái bằng tiền” [25, 396]. Năm 1833, Minh Mạng ra chỉ dụ

“Hai huyện Đồng Xuân và Tựng Hòa thuộc tỉnh Phỳ Yờn, vỡ trời mưa, đồng điền khô cạn, đến khi thu hoạch phần nhiều là thúc lộp…vậy thuế thóc năm nay cả hai huyện ấy chuẩn cho nộp thay bằng tiền” [25, 396]. Nguyên tắc của nhà nước với chế độ đại nạp là chiết nộp một nửa bằng tiền và một nửa bằng thóc, nhưng cũng có năm nhà Nguyễn quy định cho toàn bộ thúc tụ đều được nộp thay bằng tiền (1810). Với chế độ đại nạp mà các vua Nguyễn gọi là “để tiện cho dõn” nhưng thực chất chỉ là một biện pháp bòn rút, bóc lột

người nông dân được nhiều hơn nhằm bảo đảm nguồn thu thuế của nhà nước, ngay cả trong những năm đời sống nhân dân đang bị nạn đói đe dọa.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho người nông dân nhanh chóng bị phá sản và tạo điều kiện cho bọn cho vay nặng lãi thả sức bóc lột nhân dân.

Dưới thời kỳ nhà Nguyễn, người nông dân còn chịu nạn cho vay nặng lãi đè lên vai. Ban đầu Gia Long định mức lãi là: “một vốn một lói”. Năm 1806, vua Gia Long “sắc các trấn thông sức cho dân gian biết rằng vay nợ hạn cho 1 vốn một lời mà thôi, nếu người cho vay trái phép và vay gạt nợ đều có tội”. [1, 133]. Nhưng về sau các vua nhà Nguyễn quy định mức lãi là 50%. Tuy nhiên, trong thực tế người nông dân rơi vào cảnh đói khổ, túng thiếu, ruộng đất cày cấy ít, mất mùa nên vẫn phải nhắm mắt vay nợ với mức lãi cao hơn nhiều. Đến khi bị đẩy vào bước đường cùng người nông dân phải gạt ruộng, bán nhà để trừ nợ.

Với chế độ thuế ruộng đất chặt chẽ và nặng nề dưới triều Nguyễn, nhà nước chia cả nước thành những khu vực và đẳng hạng khác nhau để đánh thuế và thuế ruộng công thường cao hơn thuế ruộng đất tư. Năm 1819, Lê Văn Duyệt đã nhận xét về tình hình Thanh – Nghệ rằng: “Lệ thuế hơi nặng, dân cày cấy làm khổ” [25, 397]. Nhà Nguyễn định lệ thuế công nặng hơn thuế ruộng tư là có phần nâng đỡ giai cấp địa chủ do vậy gánh nặng tô thuế đè nặng lên vai người nông dân. Bên cạnh những loại thuế chung người nông dân còn phải đúng thờm những khoản phụ thu lạm bổ khác. Ngoài ra, nhà Nguyễn còn đặt ra những quy định hết sức ngặt nghèo trong việc thu thóc thuế - một trong những tai họa lớn đối với người nông dân trong mỗi kỳ thu thuế. Nhà nước quy định thóc nộp thuế phải thật khô và tốt mới được được thu nạp vào kho. Nếu đem thử một thăng mà thúc lộp nổi lên mặt nước quá hai thược và thúc cú ẩm nước đều cấm không được thu nạp. Chớnh vỡ nhà Nguyễn có quy định này nên bọn quan lại thu thuế dựa vào thể lệ này để ức hiếp nông dân, hoặc thông đồng tham ô thóc thuế rồi bắt nhân dân phải đúng

bự thờm. Đơn cử như trường hợp bọn quan trấn kinh Bắc lấy trộm thóc kho đến 15000 hộc thóc, sau đó đã thu bội thóc của dân để đền vào số thiếu

Như vậy, người nông dân dưới triều Nguyễn phải chịu cảnh áp bức của cả phía nhà nước và cả bọn địa chủ quan lại ở địa phương. Nhà nguyễn còn định lệ gọi là “trưng thu tạp phú” trong mỗi kỳ thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thóc thuế để chi trả cho người kiểm thuế. Theo quy định “nếu nạp tiền 1 quan thì phải thêm 6 đồng, hễ nạp bạc lạng thì nạp thêm 1 đồng tiền” [6, 66]. Nhà Nguyễn còn nuôi dưỡng một bộ máy quan lại chuyên phụ trách công việc thu thuế rất chặt chẽ. Mỗi ngày người phụ trách kho bạc và kho thóc ở tỉnh giải trình sổ sách cho quan bố chính. Mỗi tháng, tổng đốc hay tuần phủ phải tính sổ sách cho bộ Hộ một lần, triều đình cũn cú một số quan chuyên đi kiểm tra các kho. Chính sách thuế khóa nặng nề cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước lại cộng thêm sự tham ô, lũng đoạn của giai cấp địa chủ, cường hào ở địa phương đã đẩy người nông dân đến cảnh cùng cực, đói khổ. Một tác giả phương Tõy đã nhận xét về tình trạng quan tham rằng:

“Lương một viên quan huyện tương đương 3 đồng phờ răng, nhưng tiền tham ô hối lộ tăng số thu nhập lên từ 2000 đến 3000 phờ răng” [40, 51].

Cùng với tô thuế người nông dân sống dưới triều Nguyễn còn chịu cảnh lao dịch hà khắc, nhà Nguyễn quy định hàng năm mỗi dân đinh phải chịu 60 ngày sai dịch, nhưng trong thực tế thì gấp 2 lần. Hàng năm, mỗi dân đinh phải đi phục dịch cho nhà nước xõy dựng lại kinh đô, dinh thự, thành lũy, sửa chữa đường giao thông, đào sụng, kờnh, đắp đê liên miên, xây dựng lăng mộ các vua…

Sống dưới thời Nguyễn, người nông dân còn chịu cảnh thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy dần đến tình trạng nhân dân phải tha phương cầu thực đi phiờu tỏn khắp nơi.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 100 - 103)