Công thương nghiệp

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 60 - 63)

Hoạt động công thương nghiệp đầu thế kỷ XIX bên cạnh những mặt tích cực, có bước tiến hơn so với thời kỳ trước. Các ngành nghề phát triển tương đối phong phú, đa dạng, có nhiều phát minh mới tạo ra các sản phẩm mới như chế tạo thành công “thủy hỏa ký tế”, làm được máy cưa ván gỗ, máy xẻ gỗ bằng sức nước, thuyền máy chạy bằng hơi nước…Đõy là một trong những thành công lớn mà nhà Nguyễn đạt được trong công nghiệp.

Bên cạnh đú, cỏc nghề thủ công ở nông thôn và thành thị cũng được phát triển, số lượng ngành nghề và thợ thủ công tăng lên. Các nghề làm đồ gốm, sành sứ, dệt vải, lụa…phỏt triển ở khắp nơi. Xuất hiện nhiều làng nghề như Đồng Kị (Bắc Ninh), Bình Đà (Hà Tõy) chuyờn làm pháo; làng tranh dân gian như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội)…

Hoạt động thương nghiệp diễn ra khá sôi nổi, các hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra rộng khắp trong cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt hưng thịnh thì trong công thương nghiệp cũng còn nhiều khó khăn. Nhìn chung trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn không có một chính sách khuyến khích nào đáng kể. Mà ngược lại, nhà Nguyễn còn hạn chế sự phát triển công thương nghiệp, đặc biệt trong thương nghiệp, triều đình nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp và những hàng thổ sản quý. Trong khi đó, nhà Nguyễn chủ trương “bế quan tỏa cảng” đóng cửa không giao lưu buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn nước ngoài tới bến thì vua quan độc quyền mua bán trước, sau đó mới để cho thương nhân.

Thủ công và công nghiệp khai mỏ do nhà nước tổ chức và độc quyền khai thác, đại bộ phận thợ khéo tay tập trung dưới quyền nhà nước theo chế độ “cụng tượng”. Đại bộ phận các mỏ đều giao cho các Hoa kiều lĩnh trưng với sự kiểm soát chặt chẽ của cỏc viờn quan chuyên trách. Nhà nước còn đưa

ra một số quy định về cách sinh hoạt ăn ở của nhân dân nên thu hẹp phạm vi phát triển của thủ công nghiệp.

Xuất phát từ những chủ trương trên của nhà Nguyễn đã dẫn đến sự phát triển hạn chế của công thương nghiệp ở nửa đầu thế kỷ XIX, không tạo ra được những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội và bổ sung vào công khố nhà nước. Chính sự phát triển yếu kém của công thương nghiệp đã tác động đến chính sách thu thuế của nhà nước với ngành kinh tế nông nghiệp.

2.1.4 Xã hội

Trong phần này, tác giả xin trình bày tình hình xã hội Đại Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, còn vấn đề đời sống của nhân dân sẽ trình bày ở phần sau.

Dưới triều Nguyễn cũng như ở các triều đại trước, xã hội Việt Nam có hai giai cấp chính: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Hoàng đế và hoàng tộc bao gồm đông đảo có đặc quyền, đặc lợi đặc biệt là con cháu của vua. Họ là những người có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và có cơ quan chăm lo, bảo vệ (phủ Tụn nhõn). Bộ phận quan lại trong triều đình xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhưng họ có vị thế và trở thành tầng lớp trên bóc lột, hách dịch nhân dân lao động. Giai cấp thống trị trong xã hội triều Nguyễn là những người có quyền lợi trong nhiều vấn đề của đất nước, họ thâu tóm và quản lý mọi việc trong cả nước.

Trong thời kỳ này, giai cấp địa chủ đã trở thành một lực lượng đông đảo, họ vừa có ưu thế trong quan trường vừa có uy quyền ở các làng xã. Dưới triều Nguyễn, giai cấp địa chủ vừa là cơ sở xã hội của nhà nước vừa luôn phải dựa vào lực lượng hào lý ở các làng xã và quyền lực chính trị của nhà nước để tồn tại. Đây là bộ phận đối lập với nhân dân, đứng sau nhà nước để bóc lột nhân dân và thu lợi cho riêng giai cấp địa chủ. Chính vì vậy dưới triều Nguyễn tệ nạn cường hào trở thành nỗi thống khổ của người nông dân. Quan lại, cường hào sách nhiễu nhân dân đủ điều. Đến nỗi năm 1839, Minh Mạng phải thốt lên

rằng: “ …Do quan địa phương không chịu tận tâm về việc dân để cho bọn nha lại, kẻ giữ kho được giở trò khôn khéo kiếm lợi riêng...” [34, 511].

Đứng trước nạn tham quan ô lại, sách nhiễu của cường hào, địa chủ cùng với đó là tình trạng ruộng đất bỏ hoang, đói kém hoành hành buộc người nông dân phải tha phương cầu thực, phiờu tỏn khắp nơi. Năm 1826 tình trạng phiờu tỏn diễn ra phổ biến: “Trong hạt Hải Dương 9 huyện Vĩnh Lại, Giáp Sơn, Đường Hào, An Lão, Cẩm Giàng, Đông Triều, Kim Thành, Tiên Minh, Tứ Kỳ, liền năm mất mùa đói kém, trộm cướp quấy rối, nhân dân ngày xiờu tỏn dần, quan địa phương cho là ruộng chưa bỏ hết dân chưa đi hết nờn khụng tõu” [31, 527].

Bảng thống kê số làng phiờu tỏn khu vực Bắc Bộ (1802 – 1841)

Nguồn [7, 27]

Thời gian Số lượng làng phiêu tán

1802 – 18101810 – 1820 1810 – 1820 1821 – 1830 1831 – 1841 690 141 525 188

Từ tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX, đặt ra cho nhà Nguyễn nhiều khó khăn trong việc ổn định xã hội và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các làng xã. Những giải pháp nào được các vị vua đầu triều Nguyễn chọn làm giải pháp tối ưu nhất trong việc ổn định xã hội và đảm bảo nguồn lợi cho nhà nước chúng ta cần tìm hiểu thêm.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu những điểm chính trong bối cảnh lịch sử của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX ( 1802 – 1840), có thể khẳng định nhiều thách thức lớn lao đặt ra cho các vị vua đầu triều Nguyễn. Một trong những thách thức đó là cần phải xây dựng cho mình một cơ sở xã hội, một bộ máy nhà nước lớn mạnh. Triều đình nhà Nguyễn sẽ thực thi những chính sách cai trị như thế nào? Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để tạo thế ổn định đất nước được nhà Nguyễn thực hiện chủ yếu bằng việc tăng sức áp chế từ

trên xuống, trong kinh tế nông nghiệp nhà nước chọn chính sách trọng nông. Từ đó tăng cường và bảo đảm ngân quỹ quốc gia bằng việc thu thuế đối với các loại ruộng đất. Vậy, các vị vua đầu triều Nguyễn đã từng bước thực thi chính sách đó như thế nào và hiệu quả của chính sách tô thuế đối với nhân dân ra sao chúng ta tìm hiểu ở phần sau.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w