Thuế ruộng đất tư hữu

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 74 - 78)

Sang đầu thế kỷ XIX, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân đã phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Tổng diện tích ruộng đất tư trong cả nước là 2.816.221 mẫu chiếm 82,9% [16, 159]. Đặc biệt ruộng đất tư phát triển mạnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Dưới thời Gia Long, ruộng đất tư hữu nhìn chung chưa phát triển mạnh mẽ bằng thời Minh Mạng. Ngay từ khi mới lên ngôi, Gia Long đó cú những biện pháp hạn chế sự phát triển của ruộng đất tư hay can thiệp vào sở hữu địa chủ. Năm 1803, các quan cai trị Bắc Thành đã

dâng sớ xin thi hành phộp quõn điền và đề nghị các chủ tư hữu chỉ được giữ lại 30% ruộng đất của mình, số còn lại sung công. Tuy nhiên, Gia Long đã không thực thi yêu cầu này vì cho rằng quy định này quá nặng với ruộng đất tư hữu. Quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất bao gồm cả sở hữu địa chủ lớn, nhỏ và tư hữu nhỏ của nông dân được phát triển tương đối tự do.

Ruộng đất tư hữu dưới thời Gia Long cũng là một trong những nguồn thu chính trong ngân sách quốc gia. Chính vì vậy, Gia Long cũng chia cả nước thành 4 khu vực để đánh thuế như ruộng đất công làng xã.

Khu vực I gồm các phủ từ Quảng Bình đến Diờn Khỏnh. Khu vực II từ Nghệ An tới phủ Phụng Thiên.

Khu vực III cú sỏu trấn Yên Quảng, Hưng Hóa, Thỏi Nguyờn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng;

Khu vực IV từ Bình Thuận trở vào. Mức thuế ruộng tư được nhà nước định cụ thể như sau: [30, 549 và 19, 43].

Thuế ruộng tư thời Gia Long

Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng tư (mẫu) Tiền thập vật

I Nhất Nhì Ba 40 thăng thóc 30 thăng thóc 20 thăng thóc 3 tiền II Bố chính ngoại châu Nhất Nhì Ba Ruộng các hạng Ruộng mùa 40 bát 30 bát 20 bát 15 thăng 15 thăng Tiền thập vật 1 tiền Tiền mao nha 30 đồng III Nhất Nhì Ba Ruộng muối 20 bát 15 bát 10 bát

1 tiền + tiền lúa cánh 30 đồng

IV Giống biểu thuế ruộng công.

Đối với các loại đất thuộc sở hữu tư ở từng khu vực Gia Long cũng định mức thuế riêng và cụ thể ở mỗi khu vực như:

Thuế đất tư thời Gia Long

Nguồn [23, 276]

Khu vực Loại và hạng đất Mức thuế (mẫu)

I Đất trồng mía 10 thăng

II Đất bãi trồng lúa

III Đất các loại 1 tiền 30 đồng (tiền lúa cánh) IV Vườn trồng dừa

- Hạng nhất - Hạng nhì - Hạng ba

- 2 quan 5 tiền/ thửa - 2 quan/ thửa - 1 quan 5 tiền/ thửa

Thông qua biểu thuế đối với ruộng đất tư hữu thời kỳ Gia Long có thể thấy thuế đất tư giống với mức thuế đất công ở cả 4 khu vực, riêng khu vực II trong các tài liệu không thấy nhắc đến mức thuế.

Riêng thuế ruộng tư ta thấy khu vực IV vẫn ở mức cao nhất, thuế ruộng tư chịu đánh thuế ngang với thuế ruộng công. Mức thuế ruộng công, tư được áp dụng suốt trong thời kỳ Gia Long trị vị ở cả Nam Kỳ và một điều dễ nhận thấy nó góp phần vào sự hình thành và phát triển mạnh chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân. Khi sở hữu lớn của giai cấp địa chủ càng mở rộng thì sở hữu nhỏ của nông dân tự canh càng thu hẹp lại và sẽ hình thành một lớp nông dân không có ruộng đất phải đi làm thuê cho địa chủ.

Khu vực I (Quảng Bình trở vào đến Diờn Khỏnh) là khu vực có mức thuế cao thứ hai trong cả nước và mức thuế ruộng công làng xã ngang bằng với thuế ruộng tư. Tiếp đó là khu vực II (từ Nghệ An ra Bắc), theo Trương Quốc Dụng 120 bỏt thúc tương đương với 80 thăng; vậy 1 thăng tương đương 1,5 bát. Nếu theo cách tính này thì mức thuế ruộng tư khu vực II sẽ là: hạng nhất 26,6 thăng, hạng nhì 20 thăng, hạng ba 13,3 thăng. Nếu so sánh

giữa khu vực I và khu vực II thì thuế ruộng tư khu vực II đã giảm hơn so với khu vực I mức giảm đó thay đổi từ 15 – 33%.

Trong đó, khu vực III có mức thuế ruộng tư thấp nhất trong cả nước, tớnh ra thăng thì ruộng tư hạng nhất là 13,3 thăng, hạng nhì 10 thăng, hạng ba 6,6 thăng. Nếu đem so sánh thuế ruộng tư khu vực III với khu vực II thỡ đó giảm xuống một nửa. Nếu nhìn một cách tổng thể thì thuế ruộng tư giảm dần từ Nam ra Bắc, còn nếu so sánh giữa thuế ruộng tư với thuế ruộng công ta thấy lại tăng từ Nam ra Bắc.

Dưới thời Gia Long ở Bắc Thành cũn cú quy định về thuế của ruộng đất tư vắng chủ mà người khác đã tạm cày cấy. Năm 1802, nhà nước có quy định nếu người cày chiếm sợ bắt tội mà trốn tránh thì quan quân địa phương thu gặt hoa lợi nộp thuế, khi chủ về thì trả lại. Mức thuế đối với ruộng tư vắng chủ định mức là ruộng hạng nhất 1 quan 5 tiền, ruộng hạng nhì 1 quan 2 tiền, ruộng hạng ba 1 quan [19, 70]. Đây là biểu hiện sự can thiệp của nhà nước vào quyền tư hữu ruộng đất. Quy định này chỉ áp dụng ở Bắc Thành – nơi có nạn lưu tán nhiều nhất, sau năm 1802 thì không thấy nhắc thêm về vấn đề này.

Gia Long còn đưa ra quy định cho mỗi kỳ thu thuế rất ngặt nghèo như năm 1806, Gia Long bắt các trường thu thuế thóc phải kiểm tra thóc trước khi cho vào kho. Theo quy định người nộp thuế trước hết phải lấy 1 thăng thúc dúng xuống nước, nếu ai có thóc nổi lên thì phải gánh về [11, 443]. Bên cạnh đú vỡ thuế ruộng là nguồn thu chính của nhà nước nên việc thu thuế được các quan tỉnh huyện tiến hành rất khẩn trương và ráo riết. Nhận xét về tô thuế thời Gia Long giáo sĩ người Pháp Ghờra đã nói rằng: “Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách. Sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch tăng lên gấp ba lần” [38,455].

Như vậy, thuế ruộng đất dưới thời Gia Long (1802 – 1820 ) nhìn chung được xây dựng và xác lập khá hoàn chỉnh, cụ thể và chi tiết đối với từng loại sở hữu ruộng đất nói chung và trong từng loại ruộng đất nói riêng.

Mức thuế ruộng đất thời Gia Long được định ra cho từng khu vực trên cả nước và nhà nước thu thuế chủ yếu theo hình thức bằng hiện vật. Điều này cũng dễ hiểu khi Gia Long mới lên ngôi tỡnh hình đất nước chưa ổn định về mọi mặt, do vậy thu thuế bằng hiện vật nhà Nguyễn nhằm mục đích trả lương và thưởng lộc cho bộ máy quan lại được thuận tiện hơn. Thuế ruộng đất thời kỳ Gia Long đã đặt cơ sở, nền móng cho chính sách thuế khóa của nhà Nguyễn trong các thời kỳ tiếp theo. Các vị vua kế nghiệp dựa trên cơ sở chung từ thời kỳ Gia Long để định ra mức thu thuế nhằm bóc lột nhân dân được nhiều hơn và tạo cơ sở cho nguồn tài chính của quốc gia để nhanh chóng ổn định đất nước.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w