Ruộng đất đồn điền dưới thời Gia Long (1802 – 1820) nhìn chung được mở rộng. Nhà nước có chủ trương khuyến khích chiêu mộ dân nghèo
thực hiện khai hoang, phục hóa ruộng đất bỏ hoang. Năm 1804, Gia Long cho mở rộng chế độ binh đồn điền ra Quảng Ngãi, binh lính ở đây được biên chế trong cỏc kiờn, cơ đi khai phá đất hoang cày cấy. Các binh lính được huy động đi làm đồn điền được nhà nước cấp phát nông cụ để khẩn hoang, làm ruộng. Cùng với lập binh đồn điền, Gia Long mở rộng dân đồn điền, lực lượng chủ yếu là dân nghèo, người bị lưu đày, hàng năm dân đồn điền phải nộp thóc thuế cho nhà nước và họ được sử dụng một phần sản phẩm sản xuất được. Thời Gia Long, dân đồn điền được quân sự hóa, mỗi đồn điền đều lấy một nửa lực lượng lập thành hương binh, phải luyện tập quân sự. Năm 1814, Gia Long đó cú quy định: dân đồn điền cứ 3 đinh lấy 1, đặt thành cơ. Mỗi năm cứ đến tháng 3 và tháng 11 đến kinh đô thao diễn một tháng rồi cho về. ruộng đất khai hoang được thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Trên cơ sở ruộng đất đồn điền khai khẩn được nhà nước tiến hành thu thuế đối với loại ruộng đất này và ở mỗi khu vực có sự khác nhau:
Ở Nam kỳ, thuế đồn điền một năm một người phải nộp cho nhà nước từ 1 hộc đến 5 hộc (1 hộc = 37,4 thăng).
Vùng Bắc Thành, một người cày ở đồn điền (dân đồn điền) phải nộp thuế 100 bỏt/mẫu (1 bát = 2/3 thăng) [37, 135]
Trong mỗi địa phương mức thuế đồn điền dưới Gia Long có sự khác nhau đối với từng loại thành phần cày cấy ruộng đất đồn điền cụ thể là: [23, 117].
Phân loại Mức thuế
Đơn vị Số lượng
Dân lão đồn điền 1 năm 1 hộc Các đồn điền ở Nam Kỳ Dân thường đồn điền 1 năm 2 hộc nt
Dân đồn điền người Hoa
1 năm 5 hộc nt
Trại đồn điền 1 năm 100 bát Các đồn điền ở Sơn Tây, kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam thượng hạ và
phủ Phụng Thiên.
Như vậy, thông qua mức thuế đối với ruộng đất đồn điền thời kỳ Gia Long có thể thấy đây là mức thuế đã hạ thấp hơn so với thời kỳ cuối thế kỷ XVIII. Năm 1790, khi bắt đầu lập đồn điền ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã quy định dân đồn điền phải nộp 6 hộc/ năm. Riờng dõn đồn điền ở Long Xuyên được cấp phát đồ làm ruộng thì mỗi năm phải nộp 8 hộc/ mẫu, năm 1798 giảm xuống còn 6 hộc. Cũn dõn đồn điền người Phiên và người Hoa ở phủ Ba Sắc và Trà Vinh phải nộp 15 hộc/ năm/ người, sau đó giảm 10 hộc [23, 117]. Ruộng đất đồn điền dưới thời Gia Long mới được lập một số rất ít và chủ yếu tập trung ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Số lượng ruộng đất đồn điền thời kỳ này so với ruộng đất toàn quốc không đáng kể nên nguồn thu tô thuế đối với ruộng đất này cũng hạn chế.