Thuế ruộng đất tư hữu thời Minh Mạng

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 85)

Nửa đầu thế kỷ XIX, ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh và có số lượng lớn. Sở hữu tư nhân về ruộng đất đầu thế kỷ XIX chiếm tỷ lệ 82,92%. Trong đó, khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển mạnh hơn, đặc biệt khu vực Nam Bộ tỷ lệ ruộng đất tư chiếm đến 92% trong tổng diện tích ruộng đất các loại.

Trên cơ sở phát triển mạnh của ruộng đất tư, năm 1836 Minh Mạng đã tiến hành đo đạc ruộng đất ở Nam kỳ và lập sổ địa bạ. Đến năm 1836, cả nước có 17.604 đơn vị làng xã có địa bạ, dựa trên sổ địa bạ và diện tích ruộng đất đã đo đạc được Minh Mạng đưa ra biểu thuế cho bộ phận ruộng đất tư

hữu. Minh Mạng chia cả nước thành các khu vực cụ thể để đánh thuế ruộng tư với mức thuế như sau:[23, 283]

Thuế ruộng tư thời Minh Mạng

Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng tư (mẫu)

I Nhất Nhì Ba 40 thăng 30 thăng 20 thăng II Nhất Nhì Ba 26 thăng 20 thăng 13 thăng III Thảo điền

Sơn điền

26 thăng + 3 tiền thập vật 23 thăng + 3 tiền thập vật

Đối với thuế đất tư dưới thời Minh Mạng giống với thuế đất công ở khu vực III kể từ năm 1836.

Nhìn vào mức thuế ruộng đất tư thời kỳ này có thể thấy đã giảm hơn thời Gia Long. Minh Mạng cũng chia cả nước thành 3 khu vực đánh thuế, khu vực II thời kỳ này nhìn chung mức thuế vẫn cao. Việc Minh Mạng gộp khu vực II và Khu vực III thời Gia Long làm một còn có nghĩa là nhà nước muốn nâng thuế ở khu vực sáu trấn miền núi và miền biển Bắc kỳ lên cao. Minh Mạng muốn đơn giản khu vực đánh thuế nhưng thực ra vẫn tăng thuế ruộng tư đối với khu vực Bắc Kỳ.

Riêng với khu vực III lần đầu tiên thuế ở đây được ấn định trên đơn vị diện tích thống nhất trên cả nước, thuế ruộng đất tư có phần hạ hơn so với trước nhưng khu vực này lại có tỷ lệ ruộng đất tư nhiều nên nhà nước vẫn thu được số thuế nhiều. Vì ở khu vực này ruộng đất cụng ớt, nờn mức thuế chủ yếu đánh vào ruộng tư. Triều Nguyễn không thể đặt mức thuế cao cho giai cấp địa chủ Nam Kỳ nhưng cũng không thể hạ xuống quá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến tài chính quốc gia. Nên mức thuế đặt ra cho Nam Kỳ (từ 23 – 26

thăng) vừa đảm bảo nguồn thu thuế cho nhà nước vừa không làm cho giai cấp địa chủ lớn phản đối.

Khu vực I (Quảng Bình vào Diờn Khỏnh) thuế ruộng đất tư không có gì thay đổi, ngang bằng với thuế ruộng đất công và vẫn là mức thuế cũ thời Gia Long.

Như vậy, nhìn chung thuế ruộng đất thời Minh Mạng vẫn căn bản chia thành ba khu vực đánh thuế và nhà nước thu thuế bằng hiện vật là chủ yếu. Chế độ thuế thời Minh Mạng được thực hiện trong suốt 30 năm cho đến tận đầu thời Tự Đức. Có thể thấy đây là một biểu thuế có hiệu lực và có thời gian tồn tại lâu nhất trong thời kỳ nhà Nguyễn. Vì vậy, thuế ruộng đất dưới thời Minh Mạng được xem là điển hình cho chế độ thuế ruộng đất triều Nguyễn nói chung.

Một điểm rất quan trọng trong chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn đó là nhà Nguyễn vẫn thực hiện miễn giảm tô thuế cho các địa phương trong những năm hạn hán, mất mùa. Trong suốt triều Nguyễn nhà nước đã đưa ra những trường hợp được miễn thuế như:

Trường hợp được miễn thuế 1 năm với những ruộng đất mới khai khẩn vào tháng 11 và tháng 12 mỗi năm thì miễn thuế năm đó theo quy định năm 1823 của Minh Mạng. Đối với ruộng đất của dân lưu tán đã bỏ hoang 2 – 3 năm thì người lĩnh trưng được miễn tô thuế một năm. Đây là quyết định của vua Minh Mạng vào năm 1834 [19, 71].

Trường hợp được miễn tô thuế 3 năm với những ruộng đất của dân lưu tán mới trở về, đây là quyết định của vua Gia Long năm 1805.

Với những ruộng đất của dõn xiờu dạt , ruộng đất do đất cát mới bốc, ruộng đất của dân chiêu mộ quanh các nhà trạm ở Khỏnh Hòa, ruộng đất bị sung làm các công trình công cộng được miễn thuế và đền tiền. Với các loại ruộng đất này được miễn tô thuế với thời hạn không xác định trước.

Theo thống kê của sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 41 thì nhà Nguyễn đó cú những quyết định miễn thuế đối với các địa phương xây dựng các công trình công cộng và đền bù với mức cụ thể: [19, 111-114]

Bảng thống kê các quyết định miễn thuế ở các địa phương

(Theo trật tự thời gian)

Địa phương xây dựng

Biện pháp và mức độ đền bù

Ruộng đất công Ruộng đất tư

Quảng Trị làm doanh trại Đắp đường (1809) Nhất đẳng 100 quan/mẫu Nhị đẳng : 75 quan Tam đẳng: 50 quan

Nếu có văn khế “theo giá trả tiền nửa phần”

Không có văn khế đồng loạt 50 quan/mẫu

Nếu là đất vườn hay đất ở có văn khế “chiểu

giả trả tiền nửa phần”. không có văn khế mà có sinh lợi trả mỗi năm

15 quan. Quảng Bình đắp thành doanh (1812)

Lấy quan điền cấp trả

Theo lệ ở Quảng Trị Nếu là đất công hay tư không nộp thuế thì không được trả tiền Thừa Thiên xây Nhất đẳng 200 quan Nhị đẳng 150 quan

Cho chủ ruộng làm văn khế bán.

dựng Sơn lăng (1814)

Tam đẳng 100 quan Ruộng công mới khai

trưng không được trả tiền Nhất đẳng trả 200 quan Nhị đẳng trả 150 quan Tam đẳng trả 100 quan Quảng Đức làm lò nung vào đất vườn(181 7) Đất vườn 100 quan/mẫu Cây cối 5 tiền/cây

Không mở vào đất tư

Quảng Trị đào sông

Vĩnh Trị (1824)

Không phạm vào ruộng đất công

Nhất đẳng cấp 150 quan

Tam đẳng cấp 100 quan

Năm 1827 Nhà Nguyễn quyết định từ đây chỉ được miễn thuế, không được đền

tiền nữa.

Ruộng tư vẫn được cấp tiền trả và miễn thuế

Bắc Thành đắp phủ lỵ Lý Nhân (1829) Miễn thuế Nhất đẳng cấp 110 quan Nhị đẳng cấp 90 quan Tam đẳng cấp 70 quan Hải Dương đắp thành (1831) Miễn thuế nt Số ruộng bỏ sót không vào sổ thì không chiểu giá

cấp tiền Sơn Nam đắp thành và đường ở Thường tín (1831)

Không phạm vào ruộng đất công

Theo giá của Bắc Thành Hải Dương đắp phủ lỵ Nam Sách (1831)

Không phạm vào ruộng đất công

Chiếu văn khế cấp tiền trên dưới 60 hay 70

quan/mẫu Hải Dương đắp đồn bảo ở ngoài thành (1831) Miễn thuế

Chiếu văn khế cấp tiền trên dưới 90 quan/mẫu

Nam Định Hưng Yên

đắp đồn (1832)

Không phạm vào ruộng đất công

- Ruộng đất 2 phủ Thiên Trường, Tiên Hưng ngang giá nhau

80 quan/mẫu - Ruộng đất 2 phủ Kiến Xương, Thái Bình trả giá 50 quan/mẫu Nam Định mở quan lệ (1833) Miễn thuế - Có văn khế cấp 120 quan/mẫu - Không có văn khế 50 – 60 quan Thanh Hóa đào

Miễn thuế Cấp mỗi mẫu từ 10 – 15 hay 35 – 40 quan

sông (1835) Phú Yên

đào cừ (1835)

Không phạm vào ruộng đất công - Ruộng 70 quan/mẫu - Đất 50 quan/mẫu Thừa Thiên đào sông Phủ Lợi (1835)

Ruộng lúa 20 quan/mẫu Ruộng dâu 20 đồng/mẫu

Không có văn khế mỗi mẫu 100 quan

Nhà Nguyễn đó cú cỏc quyết định miễn thuế với các địa phương có xây dựng công trình công cộng và có phần đền bù cả ruộng đất công và ruộng đất tư. Năm 1803, Gia Long cho giảm thuế tô ruộng từ Nghệ An ra Bắc:

“Nghệ An, Thanh Hoa nội ngoại và năm nội trấn Bắc Thành, thúc tụ mỗi mẫu bớt 5 bỏt, cũn 6 ngoại trấn thì giảm một nửa” [30, 550]. Sau đó, trong các năm vua Gia Long vẫn có chính sách miễn thuế cho các địa phương, năm 1804 “giảm tô cho các địa phương trong đó các trấn Bắc Thành, thuế ruộng giảm 2 phần 10…” [30, 626]. Thông qua đây, nhà nước đã tạo điều kiện khuyến khích nhân dân tăng cường sản xuất nông nghiệp và miễn thuế với những năm mất mùa, đói kém, đây là một biện pháp tích cực của nhà Nguyễn trong chế độ thuế khóa.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 85)