Kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 36 - 38)

Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt gặp nhiều khó khăn do bất ổn về chính trị, đất nước luôn trong tình trạng loạn lạc, chiến tranh kéo dài.

Cuối thế kỷ XVI, ruộng công làng xã đã dần bị bọn cường hào địa phương lũng đoạn nên ngày càng thu hẹp. Tình hình đó làm cho chế độ lộc điền của nhà Lê – Trịnh bị phá sản, trong các làng xã xuất hiện tình trạng ẩn lậu ruộng đất công, khai giảm diện tích ở nông thôn và hình thành một bộ phận cường hào nông thôn độc quyền chi phối ruộng đất công.

Sang thế kỷ XVIII vấn đề ruộng đất ở Đàng Ngoài trở nên cấp thiết. Tình trạng chiếm đoạt, xâm lấn ruộng đất của giai cấp địa chủ đối với nông dân làng xã hết sức phổ biến. Cường hào địa chủ địa phương không những chiếm đoạt ruộng đất tư của dân mà còn lũng đoạn ruộng đất công của nhà nước. Chính sỏch quân điền của nhà nước không còn tác dụng bảo đảm ruộng đất cho nông dân cày cấy. Năm 1728, chúa Trịnh Cương đã phải kêu lên rằng: “Ruộng đất rơi hết vào tay nhà hào phú, cũn dân nghèo thì không có một miếng đất cắm rùi” [38, 395]. Bên cạnh đó ruộng đất tư hữu phát triển cao độ. Việc mua bán ruộng đất, kiện tụng ruộng đất diễn ra phổ biến. Các

chúa Trịnh đó cú một số biện pháp hạn chế sự phát triển của ruộng tư song đó chỉ là những biện pháp tình thế. Do hậu quả của sự phát triển mạnh của chế độ tư hữu về ruộng đất, sự quan tâm của nhà nước không còn như trước nên dẫn đến tình trạng nhân dân phiờu tỏn, bỏ làng đi “tha phương cầu thực”.

Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ làm cho vấn đề ruộng đất trở nên gay go. Đến giữa thế kỷ XVIII, ở Đàng Trong xảy ra tình trạng, ruộng công hoặc có người đem bán hoặc cầm cố, bỏ hoang số còn lại bị nhà giàu xâm chiếm khiến người nông dân nghèo không có miếng đất cắm rùi, cày cấy. Ở Đàng Trong bên cạnh ruộng công làng xã cũn cú loại ruộng quan điền trang và quan đồn điền. Về thực chất đây là ruộng tư của chúa. Theo Lê Quý Đôn: “ Chúa Nguyễn lấy làm của tư, cho dân cày cấy hoặc thuê người cày cấy, mỗi kỳ sai người coi gặt, cho thuyền chở về để sung vào kho của Chúa, cấp ngụ lộc cho người trong họ và bề tôi trên dưới” [38, 361].

Sang thời kỳ nhà Tây Sơn, sau khi đánh bại quân Thanh thống nhất đất nước, vương triều mới của Nguyễn Huệ thừa hưởng một di sản khá nặng nề do triều đại cũ để lại trong đó tình hình kinh tế, xã hội là vấn đề cơ bản. Năm 1789 “Chiếu khuyến nụng” được ban bố đã đúc kết lại: “Từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang. Số đinh điền thực trưng mười phần không còn được 4,5 …” [38, 431]. Trước tình hình đó vấn đề đặt ra cho chính quyền Quang trung là làm gì để hồi phục nhanh chóng nền sản xuất nông nghiệp, ổn định tình hình xã hội từ đó xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Chính quyền Quang Trung đó cú những giải pháp cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cuối thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài, nhanh chóng phục hồi sản xuất, phát triển nông nghiệp và có những điều chỉnh chế độ tô thuế nhằm củng cố ngân sách quốc gia.

Tình hình công thương nghiệp: Trong các thế kỷ XVI – XVIII đó cú những bước phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp. Tuy nhiên, do sự nhũng nhiễu cướp đoạt tùy tiện

của bọn quan lại phụ trách quan thuế và tàu vụ, cùng với tình hình xã hội bất ổn nên cuối thế kỷ XVIII nền công nghiệp bị suy sụp.

Mặt khác ở thế kỷ XVIII, người nông dân phải thường xuyên đối mặt với cảnh hạn hán, mất mùa, thiên tai, đói kém. Ở Đàng Trong có tới 40 năm diễn ra cảnh thiên tai, đói kém, nhân dân phiờu tỏn. Người nông dân bị bần cùng “tức nước vỡ bờ” đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa bảo vệ cuộc sống và đòi tự do. Trong thời kỳ này có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Cụng Chất…Tiờu biểu nhất là phong trào nông dân Tây Sơn. Chính vì vậy, thế kỷ XVIII vẫn được xem là “thế kỷ của phong trào nụng dõn”.

Như vậy, tình hình kinh tế, xã hội ở các thế kỷ XVI – XVIII có nhiều biến động. Tình trạng phát triển mạnh của ruộng đất tư hữu, ruộng công làng xã ngày càng bị thu hẹp. Trước tình hình đó, nhà nước phong kiến Việt Nam phải có những biện pháp nhằm hạn chế sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất, đồng thời mở rộng diện tích công bằng việc vận động nhân dân khai hoang, phục hóa. Đây là cơ sở để nhà nước phong kiến có những thay đổi về chế độ tô thuế tăng nguồn thu cho nhà nước.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w