Thuế ruộng đất thời Tây Sơn (1778 – 1802)

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 42 - 45)

Ngay sau khi lên ngôi, Quang Trung cùng với các triều thần đã cố gắng nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp bằng việc ban hành “chiếu khuyến nông”. Chiếu khuyến nông được ban hành chung cho cả vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc, không có sự phân biệt nào. Trong bản quy định về chính sách thuế ban hành ngày 1 tháng 4 năm Quang Trung thứ 3 có ghi rõ việc nhà nước miễn thuế 3 năm cho dân lưu tán mới về khai hoang lập nghiệp và chỉ thu thuế ở vùng ruộng đất đang canh tác. Chiếu khuyến nông ban hành đó giỳp nhà nước nhanh chóng nắm được tổng diện tích ruộng đất trong cả nước và góp phần khôi phục sản xuất nông nghiệp. Năm 1790 sản xuất nông nghiệp đi vào ổn định, nhà nước ban hành chính sách thuế, trong đó mọi loại ruộng công, ruộng tư đều phải đóng thuế: [36, 183].

Ruộng công loại Thóc mẫu Tiền phụ Ruộng tư Thóc mẫu Tiền thụ

Loại 1 120 bát 1 tiền 25đ Loại 1 40 bát 1 tiền 40đ Loại 2 84 bát 1 tiền 25đ Loại 2 30 bát Nt Loại 3 50 bát 1 tiền 25đ Loại 3 20 bát Nt

Loại ruộng Thóc/mẫu Tiền phụ

Loại ruộng Thóc/ mẫu

Tiền phụ

Chùa, Hậu, Kỵ 30 bát 1 tiền 15

Phù sa đã thành ruộng

84 bát 2 tiền

Phù sa tốt 63 bát 2 tiền Bãi dâu Không 2 quan 3 tiền Phù sa 60 bát 2 tiền Đất bãi công Không 1 quan

6 tiền Đất công trồng

lúa

120 bát 2 tiền Ruộng nước mặn

Không 5 tiền

Nhìn vào biểu thuế ruộng đất so với thời chúa Trịnh thì tô thuế ruộng đất công thời kỳ này đã giảm. Sở dĩ có việc giảm tô thuế ruộng đất công thời kỳ này vì vua Quang Trung vốn xuất thân từ nông dân nờn đó hiểu được nỗi khổ do bị bóc lột tô thuế của người nông dân. Mặt khác, ở thời kỳ này, chiến tranh đã chấm dứt nên chi phí về quân sự được giảm nhiều do đó nhà nước đã thực hiện tô thuế ruộng đất nhẹ hơn so với các triều đại trước. Mức tô thuế ruộng đất tư hầu như vẫn giữ nguyên như cũ.

Như vậy, có thể thấy chế độ tô thuế của triều Tây Sơn chủ yếu được xác định trên cơ sở chế độ thuế cũ của thời Lê – Trịnh và phù hợp với tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài cũ. Chế độ tô thuế thời Tây Sơn có phần nhẹ nhàng hơn so với các triều đại trước.

Tóm lại, trong các thế kỷ XVI – XVIII chế độ tô thuế ruộng đất của nhà nước phong kiến Việt Nam từng bước được củng cố và mở rộng hơn cả về mức độ và diện đánh thuế. Tùy thuộc vào mỗi triều đại và mỗi loại ruộng

đất khác nhau mà nhà nước định ra những mức thuế khác nhau nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia, giải quyết khó khăn trong nước, ổn định xã hội và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

* * *

1.4 Tiểu kết.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu những nét khái quát và cơ bản nhất về chế độ tô thuế ruộng đất giai đoạn trước triều Nguyễn, ta có thể thấy nổi bật lên một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta, vì vậy nguồn tư liệu ruộng đất rất quan trọng với nhà nước phong kiến. Nguồn thu của các triều đình phong kiến Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng sự phân phối địa tô phong kiến luôn gắn với chế độ sở hữu ruộng đất và chiếm vai trò quan trọng. Trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến Việt Nam (từ thời Lê sơ về trước) ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước là chủ yếu. Đại bộ phận địa tô mà nông dân phải nộp đã thuộc về nhà nước và chiếm gần hết tổng số thu của nhà nước. Ruộng đất do nhà vua ban cấp cũng chiếm phần lớn nhưng phần địa tô này đã rơi vào tay tầng lớp vương hầu, quý tộc. Ruộng đất tư hữu vẫn ớt nờn chỉ một phần nhỏ địa tô rơi vào tay địa chủ tư hữu.

Hai là, từ thời Lê sơ trở về sau đến cuối thế kỷ XVIII ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất do nhà vua ban cấp cũng bị giảm. Nhưng ruộng đất tư ngày càng phát triển mạnh, nên lúc này phần lớn địa tô chuyển vào tay giai cấp địa chủ tư hữu, nhà nước thu được phần ít hơn so với trước. Về thực chất thì đây là sự thay đổi phân phối tô thuế trong nội bộ giai cấp phong kiến, địa chủ. Nó không hề làm giảm mức độ bóc lột của giai cấp phong kiến đối với nông dân lao động. Ngược lại, để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, nhà nước phong kiến cũn tỡm đủ mọi cách để bóc lột nông dân thậm tệ hơn.

Ba là, chế độ tô thuế giai đoạn trước triều Nguyễn chủ yếu là địa tô hiện vật. Sự thống trị của hình thức tô thuế hiện vật trong suốt thời phong kiến xuất phát từ nền kinh tế nhà nước tự nhiên, lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc ở nước ta. Tô tiền chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Bốn là, trong thời kỳ này bên cạnh sự bóc lột nặng nề của vua chúa phong kiến Việt Nam, người nông dân còn bị quan lại tham nhũng, cường hào, địa chủ còn ra sức bòn rút, nhũng nhiễu, thuế khóa đè nặng lên đời sống nhân dân, nhân dân phải phiờu tỏn nhiều. Do vậy thời kỳ này nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn đòi quyền lợi cho giai cấp mình. Về bản chất thì chế độ thuế ruộng đất thời phong kiến gắn chặt với bản chất của nhà nước phong kiến, luụn vỡ quyền lợi tối đa của giai cấp phong kiến để thống trị đất nước. Chế độ thuế ruộng đất giai đoạn này tạo nền móng, cơ sở cho nhà Nguyễn tiếp tục hoàn thiện ở những giai đoạn tiếp theo.

Để hiểu rõ hơn về thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn, đặc biệt là dưới

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 42 - 45)