Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 29 - 32)

Tất cả những ruộng đất nhà nước tịch thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu nhà nước. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm số lượng lớn và có hai loại đó là ruộng quốc khố và ruộng đồn điền.

* Ruộng quốc khố hay ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, dưới thời Lê sơ ruộng đất chiếm số lượng lớn. Trong các làng xã được chia thành hai loại: xã chỉ có ruộng công và xã vừa có ruộng công vừa có ruộng tư xen lẫn. Điều này cho thấy, các làng xã đều có ruộng công nhưng cú xó không có ruộng tư. Ruộng công trong thời kỳ này chia cho mọi người theo phẩm tước đối với quan lại và thứ bậc xã hội đối với nhân dân trong làng xã [40, 32]. Việc nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn duy trì ruộng đất công bởi nó có quan hệ mật thiết với quyền lợi của nhà nước phong kiến. Đối với ruộng đất công, nhà nước được thu cả tô lẫn thuế, còn đối với ruộng đất tư nhà nước chỉ được thu thuế.

Chính vì vậy để đảm bảo nguồn thu lớn và tăng nguồn ngân sách cho kinh tế nhà nước, nhà nước phong kiến luôn coi trọng bảo vệ ruộng đất công thường xuyên sai quan đo đạc lại ruộng đất, lập sổ điền cẩn thận, đầy đủ để có căn cứ thu tô thuế. Nhà nước còn dựng cột mốc phân chia ranh giới giữa ruộng đất công và ruộng đất tư, đồng thời còn đặt ra nhiều quy định nghiêm cấm chiếm đoạt, mua bán ruộng đất công.

Theo Phan Huy Chú, vua Lờ đó quy định: “Dấu ruộng đất công và đầm ao không nộp tô thuế, nếu chỉ một mẫu trở lên thì xử biếm (giáng bậc); năm mẫu trở lên thì xử đồ (đi đầy) ; từ năm mươi mẫu trở lên xử lưu (xử tội). Chiếm số ruộng đất quá số hạn định được phép một mẫu bị đánh 80 trượng; 10 mẫu xử biếm một tư (giáng một cấp). Bán ruộng đất nhà nước cấp hoặc thuộc khẩu phần được chia xử 60 trượng, biếm hai tư (giáng hai cấp). Bán đợ ruộng đất như trên xử 60 trượng và phải chuộc lại ruộng đất” [2, 223].

Như vậy, nhà nước rất quan tâm đến ruộng đất công để đảm bảo quyền lợi trực tiếp của nhà nước với loại ruộng đất này.

* Ruộng đồn điền: Đây là ruộng đất do nhà nước tổ chức khai hoang thành lập. Lực lượng chủ yếu trong các đồn điền là người bị tù tội, nông dân lưu tán nghèo đói. Lập đồn điền là một trong những chính sách nông nghiệp quan trọng của nhà nước phong kiến Lê sơ ban hành nhằm tăng thêm lương thực, nông sản, thực phẩm cho nhu cầu đời sống nhân dân và tạo ra nhiều của cải cho đất nước.

Năm 1481, Lờ Thỏnh Tụng chính thức cho mở rộng quy mô thành lập các cơ sở đồn điền ở các địa phương để mở rộng nguồn tích trữ của nhà nước “Tân Sửu, năm thứ 12[1481]… Lập sở đồn điền. Lời chiếu rằng: lập sở đồn điền là để hết sức làm ruộng, rộng nguồn tích trữ của nhà nước. Vậy hạ lệnh đồn điền các xử định làm thượng, trung, hạ ba bậc” [12, 380].

Như vậy, Lờ thỏnh Tụng cú quy định rõ ràng về đồn điền chia làm ba loại: thượng đẳng điền, trung đẳng điền, hạ đẳng điền.

Tính từ cuối thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỷ XVI, theo thống kê thời Lờ Thỏnh Tụng đó thành lập được 43 sở đồn điền trong phạm vi cả nước. Trong các đồn điền thường có chức Chánh phó sứ đồn điền sứ chịu trách nhiệm trông coi mộ phu, khoanh đất khai phá, lập đồn điền, giao cho những người tham gia khai phá cày cấy nộp tô. Với 43 sở đồn điền là nguồn thu nhập quan trọng của nhà nước, bảo đảm nguồn thu tô thuế cho nhà nước. Đồng thời cũng giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang, phục hồi kinh tế nông nghiệp vì vậy nhà nước Lê sơ luôn bảo vệ và duy trì ruộng đất đồn điền.

1.2.2.2 Ruộng đất do nhà vua ban cấp.

Dưới thời nhà Trần, nhà nước ban hành chế độ “thái ấp” ban cấp ruộng đất cho các vương hầu quý tộc. Sang thời Lê sơ, đặc biệt dưới thời Lờ Thỏnh Tụng được thay thế bằng chế độ “lộc điền” và có hai loại: loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng thế nghiệp thường dành cho các vương hầu, công chúa; loại cấp một đời gọi là ruộng ân tứ. Đối với loại ruộng cấp vĩnh viễn, nhà vua thường nhường quyền sở hữu cho người được cấp ruộng đất và dần dần trở thành ruộng đất tư. Đối với ruộng ân tứ, nhà vua chỉ nhường quyền thu tô và sử dụng trong thời hạn nhất định.

Dưới thời Lê Sơ, ruộng đất mà vua ban cấp cho vương hầu, quan lại chiếm vị trí khá lớn trong tất cả các loại ruộng đất. Một thân vương (bà con gần của vua) được cấp 1386 mẫu ruộng đất, trong đó 486 mẫu được cấp vĩnh viễn [2, 73]. Như vậy, chế độ lộc điền của nhà Lê sơ có tác dụng củng cố bộ máy quan liêu, củng cố cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến (giai cấp địa chủ) và là giải pháp xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột địa tô.

1.2.2.3 Ruộng đất công làng xã.

Loại ruộng đất này đã tồn tại từ những thế kỷ trước và duy trì đến thế kỷ XV ở các làng xã với tỷ lệ khác nhau. Dưới thời Lờ Thỏnh Tụng, để thống nhất việc phân chia ruộng đất công trong phạm vi cả nước, vua đã ban hành phộp quõn điền. Theo phộp quõn điền, cứ sáu năm ruộng đất công làng xã

được chia lại một lần cho các thành viên trong xã từ quan Tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia ruộng công. Mọi người cày cấy ruộng công đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan lại từ tứ phẩm trở lên do lộc điền ớt nờn không phải nộp tô [38, 325].

Với chính sách quân điền có tác dụng giải quyết vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp, tạo điều kiện củng cố nền kinh tế tiểu nông, thúc đẩy sản xuất, phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp trong cả nước. Nhưng với chính sách quân điền, nhà nước phong kiến đã trói buộc người nông dân vào ruộng đất để bóc lột tô thuế và chịu mọi gánh nặng sưu dịch của nhà nước.

Một phần của tài liệu thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1840) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w