Đa đạng hóa các hìnhthức thu hồi vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 84)

Để thực hiện hiệu quả việc thu hồi vốn, việc đa dạng hóa các hình thức thu hồi sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể nhanh chóng và thuận tiện nhất trong việc trả nợ. Các hình thức đó bao gồm:

- Đối với sinh viên đang trong quá trình học:

Với các đối tượng này, tổ chức tín dụng có thể khuyến khích việc trả nợ của sinh viên. Nếu họ trả trong thời gian học, họ sẽ không phải trả tiền lãi. Nói cách khác, tổ chức tín dụng không nhận được tiền lãi nhưng đổi lại họ sẽ thu hồi vốn nhanh chóng và khả năng xẩy ra rủi ro là thấp hơn.

Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay sinh viên đi làm thêm khá phổ biến. Trong số 152 sinh viên vay vốn của tổ chức tín dụng thì có tới 100 sinh viên đi làm thêm chiếm gần 70%. Trong đó chủ yếu là đi làm gia sư chiếm 60% số sinh viên đi làm thêm, tiếp thi chiếm 16% và số còn lại là phục vụ bàn, bán siêu thị, tham gia nghiên cứu khoa học và các ngành nghề khác trên địa bàn đang sinh sống học tập.

Như vậy, có thể thấy rằng sinh viên đi làm thêm khá nhiều và họ cũng có thu nhập có thể dùng để trả nợ cho các tố chức tín dụng qua những công việc đó. - Đối với sinh viên đã tốt nghiệp:

77

Đối với các sinh viên đã ra trường và đi làm trong các doanh nghiệp, một giải pháp thu hồi vốn hiệu quả là doanh nghiệp nơi sinh viên đang làm sẽ trích lương hàng thàng của người lao động trả cho tổ chức tín dụng. Tỷ lệ trích lương này phải lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu phải trả do tổ chức tín dụng thông báo. Doanh nghiệp cũng có thể trích lương trên cơ sở yêu cầu của chính sinh viên viên nghiệp đang làm việc tại đó. Việc trích lương chủ yếu thực hiện thông qua chuyển khoản nên tương đối nhanh gọn và dễ quản lý.

Ngoài hình thức trả nợ trực tiếp cho tổ chức tín dụng, trả thông qua trích lương các sinh viên có thể chấp nhận một hình thức khác là làm việc theo phân công của Nhà nước trong một thời hạn quy định.

Hiện nay, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thiếu rất nhiều đội ngũ cán bộ có trình độ đại học. Chủ trương của đảng và nhà nước hiện nay là động viên, khuyến khích những người có trình độ đại học tới các vùng đó làm việc để giúp nâng cao trình độ kinh tế xã hội của các vùng đó.

Do đó, các sinh viên đã vay tiền của tổ chức tín dụng, nếu họ chấp nhận làm việc theo sự phân công như vậy của nhà nước trong một thời gian theo quy định thì họ sẽ được xóa nợ. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi phần lớn nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng đều lấy từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn một trong nhiều hình thức trả nợ kác nhau như khả nợ trực tiếp cho tổ chức tín dụng, trả thông qua trích lương hàng tháng sau khi đi làm, chịu sự phân công của nhà nước về việc làm để giảm bớt khoản nợ. Theo kết quả điều tra và thống kê của chúng tôi về 152 sinh viên đã vay của các tổ chức tín dụng; với các ý kiến của họ về các hình thức trả nợ họ đồng ý với kết quả như sau: 78 bạn chiếm 54,93% đồng y với việc trả trực tiếp cho Quỹ, 49 bạn chiếm 34,5% đồng ý trích lương trả quỹ khi đi làm, 51 ban chiếm 35,92% đồng ý chịu sự phân công của nhà nước trong

78

một thời gian nhất định để xóa các khoản nợ, số còn lại đồng ý trả một phần khi đang trong quá trình học.

Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ ( kể cả nợ quá hạn ) Nhằm đảm bảo vốn cho vay quay vòng, phần lớn là phần dư nợ cho vay nhận bàn giao từ ngân hàng công thương trước đây, đối tượng vay nằm rải rác tại khắp các tỉnh thành trên cả nước nên chúng ta cần:

Gửi thông báo nự đến hạn, quá hạn , thông báo trả nợ thay về gia đình sinh viên vay vốn để đôn đốc, nhắc nhở người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn.

Phối hợp với NHCSXH các tỉnh trong việc đối chiếu hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn, nhất là đối với những trường hợp địa chỉ gia đình không rõ ràng hoặc chuyển nơi khác sinh sống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 84)