Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 70)

a. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đây có phần khách quan là do NHCSXH mới ra đời, mô hình quản lý cơ chế tín dụng rất mới không có tiền lệ tại các ngân hàng mà chỉ thực hiện ở NHCSXH, đòi hỏi NHCSXH phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh dần do đó các văn bản pháp quy

63

thường được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Điều này dẫn tới sự hiểu lầm trong việc thực hiện đã nói ở trên.

Ngoài ra trong xu thế hội nhập WTO việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đã tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho người dân gửi tiền và như thế việc huy động vốn của chi nhánh trong bộ phận dân cư thêm phần khó khăn hơn. Mặt khác trong tình hình kinh tế thị trường trong nước và quốc tế khá phức tạp, tỷ lệ lạm phát biến đổi không ngừng, người dân thường có xu hướng mua vàng và bất động sản hơn là gửi tiết kiệm điều này có thể giải thích việc bổ trí nguồn vốn bị động và chi phí của việc cho vay thường ở mức cao.

Những tháng cuối năm 2009 lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao, ngân hàng Nhà nước thực hiện kiềm chế lạm phát đã có những tác động ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và giải ngân.

Ý thức của một số sinh viên thường là chưa cao. Nhà nước đã tạo điều kiện cho các bạn để các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập nhưng họ vẫn chây ỳ trong việc trả nợ.

Nhận thức của chính quyền địa phương và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương chính sách tín dụng của nhà nước. Một số hộ chưa nhận thức hết được về quyền lợi trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng vốn tín dụng này.

b. Nguyên nhân chủ quan:

Đầu tiên, phải kể đến những khó khăn mà NHCSXH gặp phải khi nhận bàn giao từ quỹ tín dụng đào tạo từ NHCT. Do là một NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên cho vay sinh viên đối với NHCT được coi là một công việc không chuyên sâu, một nhiệm vụ phải làm. Chính bởi thế, thiếu sự hoàn chỉnh trong nghiệp vụ cho vay sinh viên ở NHCT. Với những bộ hồ sơ không đầy đủ tính pháp lý, đa phần địa chỉ ghi trên hồ sơ vay vốn không rõ ràng, 60-

64

70% sinh viên không có bản cam kết trả nợ trước khi ra trường, đã khiến cho cán bộ tín dụng NHCSXH không tính được chính xác kỳ hạn trả nợ cũng như mốc để tính lãi cho vay, việc xử lý nợ trở lên khó khăn, nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân nợ quá hạn. Một số sinh viên còn xem vốn vay từ quỹ là vốn cho, cấp nên khi ra trường chưa có ý thức trả nợ Ngân hàng. Công tác đối chiếu với sinh viên đã ra trường gặp khó khăn, mặc dù Ngân hàng đã gửi thư đối chiếu nhưng gia đình sinh viên chưa trả lời, một số trường hợp bưu điện gửi trả lại vì địa chỉ sai không rõ ràng. Số nợ quá hạn tạm thời phân loại do nguyên nhân khách quan khác khó có khả năng thu hồi.

Hội sở chi nhánh và một số phòng giao dịch cấp huyện chưa có trụ sở làm việc, phải đi thuê, mượn một số nơi thường phải di chuyển địa điểm làm việc ảnh hưởng đến công tác phục vụ các đối tượng chính sách.

Trình độ cán bộ Ngân hàng, cán bộ Hội đoàn thể nhận uỷ thác không đồng đều, một số nơi năng lực cán bộ còn yếu nên việc triển khai các nghiệp vụ mới, các chính sách mới của chương trình tín dụng này là chưa hiệu quả.

Trong hoạt động cho vay một số cán bộ hoạt động tại cơ sở lơ là trong việc thống kê những học sinh sinh viên đủ tiêu chuẩn vay vốn. Điều này dẫn tới việc cho vay không đúng đối tượng.

65

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 70)