a. Chính sách tín dụng cho các cơ sở giáo dục
Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng cho các trường ngoài công lập để đầu tư phát triển.Chính phủ ban hành Nghị địnhsố 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Theo đó các cơ sở ngoài công lập được vay tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án để xây dựng ký túc xá cho sinh viên; đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn.
Ngoài ra đối với một số Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cũng đã cho các trường đại học, cao đẳng dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp thuộc địa phương vay ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở vật chất của nhà trường (ví dụ như Quỹ đầu tư phát triển TPHCM đã cho vay kích cầu đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo trên 1100 tỷ đồng). Nguồn vốn tín dụng cũng rộng mở với hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục
Các doanh nghiệp có hoạt động tài trợ cho giáo dục đào tạo, hoạt động về đào tạo thì chi phí cho các hoạt động này được tính trong chi phí của doanh nghiệp
b. Chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ cho sinh viên
Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục được hưởng nhiều chế độ ưu đãi khác nhau. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc các diện đối tượng ưu đãi của các chính sách xã hội có thể được:
- Cấp học bổng, sinh hoạt phí
- Hỗ trợ về nhà ở trong thời gian theo học
- Miễn, giảm các khoản đóng góp theo quy định của nhà nước - Hỗ trợ chi phí đi lại từ nơi cư trú tới trường và ngược lại
36
2.2 Thực trạng triển khai chính sách xã hội đối với sinh viên