Đánh giá chung về chính sách tín dụng đối với sinh viên trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 57)

dục đại học ở Việt Nam

2.3.1 Những mặt đạt đƣợc:

Trải qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, NHCSXH đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao và đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình là một tổ chức tín dụng hết sức đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận vì sự nghiệp xoá đòi giảm nghèo của đất nước.

Thông qua bảng số liệu cho ta thấy ngày càng nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay này. Chi nhánh đã đạt được mục tiêu đề ra đối với chương trình tín dụng này.Việc đề ra chỉ tiêu và hoàn thành tốt chỉ tiêu cho ta thấy được đóng góp của chi nhánh trong mục tiêu chung của chương trình

50

- Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên đã cụ thể hoá sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về dầu tư cho giáo dục , nhằm đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ về chuyên môn , có tay nghề đáp ứng nhu cầu , đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

- Việc tạo điều kiện cho học sinh sinh viên theo học tại các trường trên cả nước vay vốn, nhất là những trường dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh , chính trị của địa phương giảm thiểu các tệ nạn xã hội cũng như mở ra một cơ hội việc làm cho học sinh sinh viên là con em gia đình nghèo , có hoàn cảnh khó khăn

- Hiệu quả về mặt xã hội – tạo động lực học tập cho sinh viên nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội

Chính sách tín dụng sinh viên cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu của sinh viên, nhờ đó sinh viên có thể tham gia nhiều hơn vào thị trường hàng hóa dịch vụ phục vụ sinh hoạt và học tập để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Chương trình tín dụng đối với sinh viên đã cụ thể hoá sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư cho giáo dục, nhằm đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ về chuyên môn, có tay nghề đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Việc tạo điều kiện cho sinh viên theo học tại các trường trên cả nước vay vốn, nhất là những trường dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị của địa phương giảm thiểu các tệ nạn xã hội cũng như mở ra một cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên là con em gia đình nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

51

Nhiều hộ gia đình vay vốn chương trình sinh viên đã có thể yên tâm tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên cả nước, ngay cả trong trường hợp phải trang trải chi phí cho 02 hay 03 người con cùng theo học.

Hơn hết, chương trình này còn có hiệu quả thiết thực hơn khi đã tạo ra động lực, khuyến khích sinh viên học tập, tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội,... (Tuy nhiên, hiệu quả đó đạt được ở mức nào lại cần đến những cuộc khảo sát kĩ lưỡng hơn). Để chứng minh điều này, tôi đã tiến hành điều tra đối tượng sinh viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Hiệu quả tạo động lực học tập và rèn luyện cho sinh viên của chính sách tín dụng sinh viên

Theo bạn, chính sách tín dụng đào tạo có hiệu quả như thế nào trong vấn đề tạo thêm động lực học tập cho sinh viên?

Trả lời (phiếu)

Tỉ trọng (%)

Tạo động lực tốt 109 31,14

Hiệu quả tạo động lực chưa cao 208 59,43

Không mang lại hiệu quả 33 9,43

Biểu đồ 2.2: Hiệu quả tạo động lực học tập và rèn luyện cho sinh viên của chính sách tín dụng sinh viên

31.14%

59.43% 9.43%

Tạo động lực tốt

Hiệu quả tạo động lực chưa

cao

Không mang lại hiệu quả

52

Biểu đồ trên cho thấy có 90,57% số sinh viên được khảo sát cho rằng chương trình này tạo thêm động lực học tập cho đối tượng được vay vốn, trong số đó, có 31,14% ý kiến đồng ý với quan điểm: chính sách đã tạo ra động lực tốt, khuyến khích tinh thần học hỏi cao cho sinh viên. Chỉ có dưới 10% cho rằng chính sách này không đem lại sự cổ vũ, động viên sinh viên học tập.

Cũng qua khảo sát, nhưng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tỉ lệ sinh viên khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh đánh giá hiệu quả tạo động lực học tập của chính sách tín dụng ưu đãi này cao hơn sinh viên khối trường Kĩ thuật. Kết quả điều tra cho thấy 43,75% (7/16 người trả lời) sinh viên khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh (gồm bốn trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng) trả lời phỏng vấn đồng ý với quan điểm “Chính sách tín dụng ưu đãi tạo động lực học tập tốt cho đối tượng vay vốn”; trong khi ở khối trường Kĩ thuật (Đại học Thủy lợi, Đại học Bách khoa Hà Nội) có 30,77% (4/13 người trả lời) đồng ý với quan điểm trên. Trên thực tế, có thể cho rằng chính sách tín dụng đối với HSSV cũng tạo động lực tốt hơn cho sinh viên khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Nhận xét này được rút ra qua kết quả học tập của sinh viên khối trường này: 87,5% (14/16 người trả lời) cho biết họ chưa từng nợ môn, trong đó có 11/16 người được phỏng vấn (68,75%) có kết quả học tập loại Giỏi trở lên (điểm trung bình chung tích lũy trên 8,0) học kì I năm học 2011 – 2012. Tại khối trường Kỹ thuật, chỉ có 8/13người trả lời khảo sát (61,54%) luôn đạt điểm từ Trung bình trở lên tính từ thời điểm bắt đầu tham gia chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch trên, có thể do đặc thù các môn học, đặc điểm tâm lí và sự chênh lệch giới tính,… của từng khối trường khác nhau. Tuy nhiên, kết quả khảo sát này cũng phần

53

nào cho thấy, hiệu quả tạo động lực học tập cho sinh viên thông qua chính sách tín dụng ưu đãi không đồng đều ở các khối ngành.

Những kết quả nêu trên đã khẳng định hiệu quả, tác dụng của việc triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cũng như việc triển khai nhanh chóng và sâu rộng của NHCSXH, sự tham gia tích cực của gia đình, các bạn sinh viên thuộc đối tượng vay vốn. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này, nên nhiều sinh viên tiếp tục con đường tìm đến tri thức và khoa học để đóng góp sức mình vào xây dựng quê hương, đất nước.

“Đầu tư” cho thế hệ sinh viên chính là đầu tư cho tương lai của từng hộ gia đình nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Thấm nhuần được điều đó, chương trình cho vay sinh viên đã được triển khai với sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc, để đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả, đến được tận tay những hộ nghèo có sinh viên, gánh đỡ giúp họ một phần khó khăn về kinh tế trong việc “đầu tư” cho thế hệ tương lai.

- Nhiều hộ gia đình vay vốn chương trình sinh viên đã có thể yên tâm tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên cả nước, ngay cả trong trường hợp phải trang trải chi phí cho 02 hay 03 người con cùng theo học. Một số gia đình nghèo được tạo điều kiện vay vốn cho nhiều người con cùng đi học tiêu biểu như:

+ Hộ gia đình Ông Nguyễn Hồng Bình là hộ nghèo ở xã Nam sơn , huyện Sóc Sơn đang vay vốn số tiền 8 triệu đồng một kỳ (dư nợ sau khi giải ngân lần1) để cho 02 con theo học tại trường Đại học Nông nghiệp và Đại học Mỏ địa chất.

54

+ Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính là hộ nghèo ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vay đợt 1 số tiền 7 triệu đồng cho hai con theo học tại trường Đại học Công nghiệp và Đại học Khoa học Tự nhiên

+ Tại Đông Anh , có trên 50 triệu đồng dư nợ cho vay các hộ gia đình có từ 02 con theo học , trong đó có trường hợp vay vốn cho 03 con theo học như gia đình hộ vay Nguyễn Thị Mức là hộ nghèo xã Mai Lâm, vay đợt số tiền 24 triệu đồng cho 03 con theo học Đại học Bách Khoa , Đại học Ngoại Thương và Học viện Quan Hệ Quốc Tế.

- Trong công tác tuyên truyền: Chi nhánh đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương, Ban, Ngành,Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa đài phường , chức năng tuyên truyền của các Hội đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay sinh viên, nhất là nội dung quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ tới mọi người dân trên toàn quốc

- Trong công tác thực hiện cho vay tại chi nhánh, theo các văn bản pháp lý hiện hành của nhà nước. Mức cho vay được đièu chỉnh tăng lên phù hợp với diễn biến kinh tế, đối tượng cho vay cũng được mở rộng. Tuy nguồn vốn của ngân hàng bị động nhưng ngân hàng vẫn bố trí cho vay kịp thời tới các đối tượng vay vốn.

Ngoài ra để phục vụ tốt cho công tác cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thì ngân hàng đã thực hiện hiệu quả một số giải pháp cụ thể sau:

- Tập trung công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể, Tổ trưởng tổ TK&VV, Chủ dự án , cán bộ làm công tác chính sách cấp xã... và cán bộ NHCSXH về nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo các văn bản hiện hành:

55

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn gắn với nhu cầu, mục tiêu của công việc theo từng thời kỳ hoạt động cụ thể

+ Tranh thủ sự tạo điều kiện của UBND, Hội đoàn thể các cấp trong việc bố trí địa điểm , hỗ trợ kinh phí để triển khai tập huấn

+ Kết thúc mỗi đợt đào tạo, tập huấn đều có đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thông qua công tác kiểm tra , giám sát.

- Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, vì đây được xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH

2.3.2 Một số mặt còn hạn chế :

a.Thời gian cho vay tín dụng

Chương trình tín dụng có khối lượng tín dụng lớn có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 5 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm và bắt đầu từ năm thứ 7 trở đi mới thu món cho vay ( trừ học sinh học nghề có thời gian học ngắn hạn). Vì vậy cần thiết phải bố trí nguồn vốn dài hạn, ổn định để đầu tư cho chương trình này. Tuy nhiên việc triển khai kế hoạch cho vay vừa qua cho thấy việc bố trí nguồn vốn rất bị động nên thời hạn nguồn vốn không ổn định và không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai.

b. Việc cấp giấy xác nhận cho sinh viên vay vốn:

Trong giấy xác nhận, sinh viên có thể tự điền vào phần xác nhận diện học sinh sinh viên vay vốn để vay tiền ở nhiều nơi ( Ví dụ sinh viên tự tích vào ô “mồ côi” để vay trực tiếp tại NHCSXH, đồng thời làm giấy xác nhận khác chuyển bố, mẹ làm thủ tục vay ở địa phương).

Giấy xác nhận của Nhà trường được dùng 01 lần để làm căn cứ giải ngân cho cả 02 kỳ học, sinh viên có thể lợi dụng tiếp tục vay vốn kỳ 2 khi đã chuyển học trường khác, bỏ học, bị đuổi học, .... giữa năm học.

56

Mặc dù chương trình tín dụng cho sinh viên được triển khai từ năm 1998 đền nay, nhưng NHCSXH chỉ xem khoảng thời gian này như quá trình thử nghiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đối với chương trình này.Chi nhánh NHCSXH Hà nội cũng không ngoại lệ. Do việc triển khai chương trình theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn ra trên phạm vi rộng, khối lượng tín dụng và số lượng sinh viên vay vốn ngày một nhiều nên chi nhánh không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn, nhất là khâu phối hợp giữa chi nhánh Hà nội với các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề vì phải qua nhiều đầu mối, đơn vị chủ quản ( Một số trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, một số khác lại do Bộ giáo dục và Đào tạo hoặc cán bộ chuyên ngành quản lý, một số lại do Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố quản lý...) thông tin hai chiều giữa nhà trường và ngân hàng bị hạn chế.

d. Nợ quá hạn

Mặc dù chương trình tín dụng cho sinh viên được triển khai và Chính phủ đã có những quyết định bổ sung , thay đổi chính sách đầu tư nhưng khối lượng tín dụng và số lượng sinh viên vay vốn chưa nhiều, chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố. NHCSXH xem khoảng thời gian này như quá trình thử nghiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đối với chương trình này. Do việc triển khai chương trình Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn ra trên phạm vi không gian rộng, khối lượng tín dụng và số lượng sinh viên vay vốn lại nhều nên NHCSXH không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn , nhất là khâu phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để triển khai như như Bộ tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo, khâu hướng dẫn thủ tục quy trình nghiệp vụ đối với người vay, đặc biệt là theo dõi nợ.

57

Bảng 2.9 : Tình hình Nợ quá hạn cho vay đối với sinh viên

Đơn vị : tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2012

1 Nợ quá hạn 18,5 167

2 Tổng dư nợ 2.807 35.805

3 Tỷ lệ Nợ quá hạn /Tổng dư nợ HSSV 0,7% 4.67%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH)

-Tỷ lệ nợ quá hạn cao: Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn cho vay sinh viên từ năm 2007 đến năm 2012 chiếm tỷ lệ khá cao so tổng dư nợ, đến năm 2012 nợ quá hạn vẫn có chiều hướng gia tăng . Nợ quá hạn của chương trình cho vay sinh viên theo cơ chế cũ có chiều hướng gia tăng do một số sinh viên ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng hoặc do chia tách địa giới hành chính dẫn đến việc liên hệ, NHCSXH gửi thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ nhưng không đến được những sinh viên này, một số sinh viên chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp không có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin ra hạn nợ… e.Nhận thức về vấn đề chính sách tín dụng của nhà nước

Tại nhiều nơi, chính quyền và đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, chính sách tín dụng của Nhà nước đối với học sinh sinh viên cũng như cơ chế cho vay của ngân hàng chính sách xã hội, vì thế đã nảy sinh tâm lý e ngại không muốn triển khai hoặc mở rộng đối tượng được vay vốn , nhất là triển khai cho các đối tượng đào tạo học nghề (do thời gian cho vay chương trình học sinh sinh viên kéo dài, việc theo dõi, quản lý vốn vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)