Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 89)

Tiếp tục thực hiện xã hội hoá công tác cho vay, dân chủ trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng, đối tượng vay vốn. Quá trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phải có sự phối hợp của các Bộ, Ngành từ trung ương đến cấp uỷ, chính quyền địa phương và đặc biệt việc cho vay có sự bình xét, tham gia của người dân của tổ tiết kiệm và vay vốn, của các tổ chức chính trị – xã hội.

Để việc cho vay tới sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được kịp thời và đầy đủ, các chi nhánh cần có sự điều tra để nắm bắt nhu cầu vốn vay thực tế (không áp dụng cung một mức cho vay giữa các đối tượng khác nhau) đối với học sinh sinh viên trên địa bàn.

Mở rộng cho vay đi đôi với không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm soát vầ khống chế rủi ro. Tiến hành phân tích làm rõ các nguyên nhân quá hạn từ đó có giải pháp cụ thể để xử lý, thu hồi nợ đến hạn,

82

thu hồi nợ trước hạn đối với những khoản cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích.

Chính sách chỉ có ý nghĩa tạo động lực học tập cho sinh viên nghèo. Qua khảo sát 91,14% (319/350 phiếu) sinh viên trả lời khảo sát cho rằng chính sách này chỉ có ích cho những sinh viên hoàn cảnh khó khăn, chỉ có 8,86% (31/250 phiếu) có ý kiến khác (chính sách không có vai trò hoặc có ích cho tất cả sinh viên).

Bảng 3.1: Vai trò của chính sách tín dụng ƣu đãi đối tƣợng đƣợc vay vốn

Theo bạn, chính sách tín dụng ưu đãi cho SV có vai trò như thế nào?

Trả lời (phiếu)

Tỉ trọng (%)

Không có vai trò gì 20 5,71

Chỉ có ích cho các bạn hoàn cảnh khó khăn 319 91,14

Có ích cho tất cả SV 11 3,15 Không có vai trò gì Chỉ có ích cho các bạn hoàn cảnh khó khăn Có ích cho tất cả HSSV Slice 4 91.14% 5.71% 3.15%

83

Chính vì thế, mở rộng cho vay không có nghĩa là cho vay tràn lan, mà căn cứ vào hoàn cảnh của đối tượng xin vay để có cơ chế phù hợp, nhất là đối với sinh viên hoàn cảnh khó khăn.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở từ đó có những giải pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đúng chính sách các chương trình được giao.

Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cúng như những tồn tại, hạn chế một cách khách quan, trung thực từ đó có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. Đồng thời qua thực tế kiểm tra, rà soát các chủ trương, chính sách, quy trình, thủ tục nếu xét thấy không còn phù hợp thì trình Chính phủ, Bộ ngành trung ương xem xét chỉnh sửa, bổ sung để triển khai thiực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định, tránh chồng chéo trong các văn bản hướng dẫn,... Nếu điều này được thực hiện, quy trình xin vay - cho vay giữa ngân hàng- sinh viên sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 89)