- Tiếp tục tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng sinh viên ở địa phương và các cơ sở đào tạo để mỗi sinh viên khi nhập học đều nắm vững chủ trương này của chính phủ. Các trường đào tạo trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu năm, đầu khoá mời đại diện chi nhánh NHCSXH và Sở Lao động và Thương binh xã hội địa phương đến trao đổi và giải đáp thắc mắc về tín dụng chính sách tín dụng đào tạo đối với sinh viên.
- Phối hợp với NHCSXH sớm ban hành phần mềm kết nối thông tin để kiểm soát đồng vốn, thống kê dư nợ, tránh thất thu vốn. Gắn kết thời điểm sinh viên ra trường, kết quả học tập, rèn luyện và thời gian thu hồi nợ của
85
NHCSXH. Huy động các nhà doanh nghiệp, nơi sinh viên làm việc nhập cuộc, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình tín dụng đào tạo và vấn đề thu hồi vốn, xây dựng mục trao đổi về vấn đề tín dụng đào tạo của sinh viên để giải đáp và truyền thông.
3.3.3. Đối với chính quyền địa phƣơng
Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với sinh viên và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động.
- Đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban xoá đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là:
Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác xóa đói giảm nghèo, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ hai: Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ lao động và thương binh xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.
Thứ ba: Chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát.
Thứ tư: Gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ
86
bằng cách: Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, quy định, quy chế của NHCSXH Trung ương, cần tham mưu cho UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố ban hành Văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: Xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.
Thứ năm: Ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.
- Đối với các cán bộ XĐGN, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.
87
KẾT LUẬN
Luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập.
Để thực hiện vai trò của giáo dục đại học đòi hỏi phải huy động được toàn bộ nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục đại học, tạo điều kiện để giáo dục dục đại học phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Chương trình tín dụng học sinh sinh viên là một chương trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nước ta về đầu tư cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước
Từ thực trạng đã phân tích cho ta thấy số học sinh sinh viên trên địa bàn được vay vốn, mức cho vay bình quân, dư nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng. Kết quả cho vay học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí và luôn có những phản hồi tốt từ phía học sinh sinh viên và gia đình. Chất lượng tín dụng xét về mặt định tính và định lượng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện triển khai kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn.
Luận văn đã đưa ra các chính sách nhằm hoàn thiện các chính sách tín dụng trong quá trình giáo dục đại học ở Việt Nam. Để thực hiện các giải pháp
88
nêu trên đòi hòi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, người học và toàn thể xã hội.
Tuy nhiên, tín dụng cho giáo dục đại học cũng là một chủ đề nóng vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài. Trong khi đó, việc thu thập tài liệu liên quan đến trình độ và khả năng nghiên cứu của tác giả. Vì vậy, những vấn đề nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung ở một số khía cạnh và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến tham gia đóng góp của thầy cô giáo và những người quan tâm tới lĩnh vực này để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb giáo dục.
2. Bộ GD&ĐT (2009), Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014.
3. Bộ GD&ĐT (2006,2007,2008,2009,2010,2011,2012), Niên giám thống kê giáo dục và đào tạo
4. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài chính
đối với ngành Giáo dục – Đào tạo, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Bùi Tiến Hanh (2006), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc
đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài
chính, Hà Nội
6. David Begg (2008), Lý thuyết kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội 7. Dự án giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT (2005), Báo cáo khảo sát đào
tạo và tài chính các trường đại học Việt Nam.
8. Đào Văn Hùng (2004), “Hướng tới phát triển hoạt động tài chính vi mô bền vững ở Việt Nam thông qua việc xoá bỏ trợ cấp qua lãi suất”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển -89-.
9. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
10. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng.
12. Ngân hàng chính sách xã hội (2007), Văn bản số 2162A/ NHCS –TD
90
13. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động (2003-2008) triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên của toàn ngân hàng
14. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng HSSV năm 2009, mục tiêu nhiệm vụ năm 2010
15. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2009), Văn bản số 2525/ NHCS- TDSV về việc giải ngân cho vay qua thẻ đối với chương trình tín dụng HSSV
16. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động ( 2008-2012) triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên
17. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2012), Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012.
18. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình thẩm định tín dụng, Nxb Tài
chính
19. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định 157/ 2007/ QĐ- TTg ngày 27/09/2007 Website: 20. www.cpv.org.vn 21. www.gov.vn, 22. www.edu.net.vn, 23. www.mof.gov.vn, . 24. www.mpi.gov.vn, 25. www.gso.gov.vn, 26. www.vbsp.orgvn