Thực trạng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 46)

Chính sách xã hội Việt nam

Chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) được triển khai từ tháng 3/1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đã thực sự trở thành chương trình tín dụng lớn, đi vào cuộc sống

NHCSXH chính thức nhận bàn giao Quỹ tín dụng đào tạo từ NHCT Việt nam ngày 30/06/2003, dư nợ bàn giao là 76 tỷ đồng, nợ quá hạn 10,5 tỷ đồng với 27.656 sinh viên còn dư nợ. Sau 05 năm triển khai thực hiện, hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH đạt được những kết quả sau:

39

Bảng 2.1: Tình hình cho vay sinh viên từ năm 2004 – 2007

Đơn vị:tỷ đồng,SV

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Số HSSV còn dư nợ 59.456 62.384 88.582 602.746

2. Tổng dư nợ 133 157 217 2.807

3. Doanh số cho vay 58 44 87 2.627

4. Doanh số thu nợ 14 20 27 37

5. Nợ trong hạn 122 144 201 2.789

6. Nợ quá hạn 11 13 16 18,5

Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2004 đến 2007 của NHCXSH

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2004, cho vay 59.456 sinh viên với doanh số cho vay đạt 58 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2004 đạt 133 tỷ đồng tăng 58 tỷ đồng khi nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương.

Năm 2005, cho vay 62.384 sinh viên với doanh số cho vay đạt 44 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 20 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2005 đạt 157 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2004.

Như vậy, sau khi nhận bàn giao NHCSXH tiếp tục cho vay trực tiếp tới sinh viên với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 45% đồng thời nợ quá hạn cũng tăng 2,1 tỷ đồng .

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, mở rộng đối tượng, mức vay, lãi suất vay.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau 3 tháng triển khai, tính đến ngày 31/12/2007, doanh số cho vay từ 1/10/2007 đến 31/12/2007 đạt 2.504.649 triệu đồng với 596.345 sinh viên được vay vốn trong kỳ. Trong đó:

40

- Có 527.935 sinh viên được vay vốn lần đầu với số tiền cho vay là 2.305 triệu đồng.

- Có 68.394 sinh viên đang vay vốn dở dang theo các hợp đồng trước đây được vay bổ sung theo mức vay mới, với số tiền là 199.101 triệu đồng.

Tổng dư nợ cho vay đối với sinh viên đến 31/01/2008 đạt 7.011.182 triệu đồng với 1.271.209 sinh viên còn dự nợ.

Như vậy chỉ trong một thời gian rất ngắn (3 tháng) kể từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, khối lượng tín dụng cho học sinh, sinh viên vay đã tăng thêm trên 2.500 tỷ đồng, diện học sinh được vay vốn tăng thêm là 527.935 sinh viên (so với 12 năm trước đây đã triển khai chỉ đạt dư nợ cho vay 290 tỷ đồng với 68.394 sinh viên đang vay vốn).

Bảng 2.2 : Bảng dƣ nợ cho vay SV năm 2007

Đơn vị: tỷ đồng, sv

Tên chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư nợ Nợ quá hạn Số SV, hộ còn dư nợ Cho vay trực tiếp 16 27 136 18 42.813

Cho vay qua

hộ gia đình 2.611 10 2.671 0,5 559.933

Tổng cộng 2.627 37 2.807 18,5 602.746

( Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2007của NHCSXH)

Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2007, NHCSXH thực hiện cho vay HSSV chủ yếu thông qua hộ gia đình. Tổng dư nợ đạt 2.807 tỷ đồng , tăng 2.590 tỷ đồng so với năm 2006, doanh số cho vay đạt 2.627 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 37 tỷ đồng với 602.746 khách hàng còn dư nợ.

41

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp cho vay sinh viên theo vùng kinh tế năm học 2007 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng STT Vùng kinh tế Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dƣ nợ

1 Vùng Miền núi trung du phía bắc 440 7 435 2 Vùng Đồng bằng sông Hồng 494 15 490

3 Vùng Khu Bốn cũ 666 11 667

4 Vùng Duyên hải Miền trung 320 12 316

5 Vùng Tây Nguyên 162 7 158

6 Vùng Đông Nam bộ 253 22 246

7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 503 28 495

8 Tổng cộng 2.837 103 2.807

( Nguồn : Báo cáo tín dụng năm 2008 của NHCSXH)

Qua bảng số liệu trên cho thấy vùng Miền núi và Trung du phía bắc có dư nợ đến 31/12/07 đạt 435 tỷ đồng. Đây là vùng có dư nợ và doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ thu nợ thấp, nguyên nhân đây là khu vực có tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cao.

Khu vực Đồng bằng Sông hồng có dư nợ cao và có chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn là 4.653 tỷ đồng, chiếm 25% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn cao là do nhận bàn giao từ Ngân hàng công thương chuyển sang.

Khu bốn cũ có dư nợ đạt 667 tỷ đồng . Đây là vùng có dư nợ và doanh số cho vay cao nhất chiếm 24% tổng dư nợ cho vay sinh viên và là vùng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

42

Vùng Duyên hải miền trung, vùng Tây nguyên, vùng Đông nam bộ có mức độ tăng trưởng dự nợ bình quântheo mức tăng trưởng chung của toàn quốc. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ quá hạn cũng khá cao : Vùng Duyên hải miền trung là 17%, vùng Tây nguyên là 10%, vùng Đông nam bộ là 15%.

Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có dư nợ đến 31/12/2007 đạt 495 tỷ đồng. Đây là vùng có tăng trưởng dư nợ đứng thứ hai sau vùng khu bốn cũ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao nhất toàn quốc. Đến 31/12/2007 nợ quá hạn chiếm 25% tổng nợ quá hạn.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp cho vay sinh viên theo vùng kinh tế năm học 2009 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng STT Vùng kinh tế Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dƣ nợ

1 Vùng Miền núi trung du phía bắc

660 10.5 652.5

2 Vùng Đồng bằng sông Hồng

741 22.5 735

3 Vùng Khu Bốn cũ

999 16.5 1000.5

4 Vùng Duyên hải Miền trung

480 18 474

5 Vùng Tây Nguyên

243 10.5 237

6 Vùng Đông Nam bộ

379.5 33 369

7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

754.5 42 742.5

8 Tổng cộng

4.2555 154.5 4.2105 ( Nguồn : Báo cáo tín dụng năm 2010 của NHCSXH)

Qua bảng số liệu trên cho thấy vùng Miền núi và Trung du phía bắc có dư nợ đến 31/12/10 đạt 660 tỷ đồng. Đây là vùng có dư nợ và doanh số cho vay

43

cao nhưng tỷ lệ thu nợ thấp, nguyên nhân đây là khu vực có tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cao.

Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp cho vay sinh viên theo vùng kinh tế năm học

2010- 2011 (chia theo vùng miền)

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ của ngƣời dân tộc thiểu số Số sinh viên còn dƣ nợ 1 2 13 14 15 16 17 I M/N phía bắc 1.096.898 12.909 1.506.687 295.721 199.574 II ĐB Sông hồng 1.399.786 14.722 1.887.714 565 256.314 III Khu bốn cũ 1.614.702 10.487 2.270.934 72.466 289.455 IV Miền Trung 855.726 7.943 1.163.796 20.139 154.832 V Tây Nguyên 429.173 4.794 582.498 36.332 71.743 VI Nam Bộ 597.368 11.563 831.313 10.435 106.618

VII Đb Cửu Long

1.017.529 14.988 1.497.868 44.095 192.673 Tổng 7.011.182 77.406 9.740.810 479.753 1.271.209

( Nguồn : Báo cáo tín dụng năm 2010 của NHCSXH

Theo báo cáo của NHCSXH, nguồn vốn cho vay của chương trình tín dụng đối với sinh viên đã được Thường trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành cân đối các nguồn từ ngân sách và các nguồn vốn khác để ưu tiên cho việc giải ngân, đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên trong

44

từng thời kỳ. Thường trực Chính phủ đã thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các Bộ, ngành và NHCSXH trong việc bố trí nguồn vốn, hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay cụ thể, đơn giản, thuận lợi. Thông qua các cuộc họp giao ban giữa các Bộ, ngành liên quan đã kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các Bộ, ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Chương trình tín dụng đối với sinh viên.

Cụ thể là mức cho vay đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ khi chính sách học phí thay đổi, giá cả sinh hoạt biến động.

Bảng 2.6: Mức cho vay sinh viên từ năm 2007 – 2013

Thời gian 11/2007 11/2009 11/2010 11/2011 11/2013 Mức cho vay

(VNĐ)/SV/tháng

800.000 860.000 900.000 1.000.000 1.100.000

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH)

0 200 400 600 800 1000 1200 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Mức cho vay (1000VNĐ/SV/tháng)

Biểu đồ 2.1: Mức cho vay sinh viên từ năm 2007 – 2013

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH)

45

2008, trong quý I năm 2008, Bộ Tài chính đã chuyển 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng chính sách xã hội.

Số liệu trên cho thấy đây là một chính sách đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn học tập của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện được yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không để cho học sinh vì không có tiền mà phải bỏ học. Như vậy với chính sách tín dụng sinh viên nêu trên, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, ngoài nguồn ngân sách đã được bố trí trong dự toán NSNN năm 2007 là 66.770 tỷ đồng, năm 2008 là 72.520 tỷ đồng; nhà nước đã đầu tư bổ sung cho lĩnh vực giáo dục đào tạo (đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp) một khoản ngân sách đáng kể.

Chính sách cho sinh viên vay tín dụng để đi học là một trong những giải pháp ưu việt và phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhưng việc thu hồi vốn cho sinh viên vay và duy trì nguồn vốn ổn định là một vấn đề cần có sự quản lý chặt chẽ. Cần ban hành chế tài để quy định trách nhiệm trả nợ của người học sau khi tốt nghiệp ra trường và trách nhiệm tham gia thu hồi nợ của cơ sở sử dụng lao động.

Sau 5 năm thực hiện chương trình theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với sinh viên đã có hàng triệu lượt sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập. Chương trình đã đạt được những kết quả có ý nghĩa xã hội to lớn.

Với nhiều giải pháp quyết liệt của Chính phủ và các Bộ, ngành đến ngày 31/12/2012 tổng nguồn vốn của chương trình đạt 43.362 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều khó khăn, lo đủ vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định, có thể xem là một cột mốc của NHCSXH trong năm 2012.

46

Bảng 2.7: Tình hình cho vay SV năm 2012

Đơn vị:tỷ đồng,sv

Chỉ tiêu Năm 2012

1. Số HSSV còn dư nợ >2.300.000

2. Tổng dư nợ 35.802

3. Tổng doanh số cho vay 43.362

4. Nợ trong hạn 635

5. Nợ quá hạn 167

Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCXSH

Nhờ có đủ nguồn vốn nên kết quả cho vay năm qua rất khả quan. Tính đến ngày 31/12/2012:

Tổng doanh số cho vay đạt 43.362 tỷ đồng, bình quân 7.227 tỷ đồng/năm.

Dư nợ 35.802 tỷ đồng (trong đó nợ quá hạn 167 tỷ đồng (chiếm 0,4%). Chương trình đã cho hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn. Đến nay còn 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho trên 2,3 triệu học sinh, sinh viên đi học.

Chương trình đã nhanh chóng “phủ sóng” trên toàn quốc, với sự vào cuộc và tham gia tích cực của cấp ủy và chính quyền địa phương, của 4 tổ chức hội, đoàn thể: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Cùng với 63 chi nhánh tỉnh, thành phố; 618 Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã của ngân hàng, thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể cánh tay ngân hàng nối dài xuống tận thôn, bản với 10.863 Điểm giao dịch xã, phường/11.118 xã, phường cả nước; trên 200 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn, góp phần thực hiện

47

xã hội hóa công tác cho vay, dân chủ, công khai và minh bạch trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “không để các em phải bỏ học vì thiếu tiền đi học”, NHCSXH đã quán triệt và tích cực chỉ đạo toàn hệ thống, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua 5 năm thực hiện Quyết định 157, chương trình đã 4 lần điều chỉnh mức cho vay, từ 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên năm 2007 đến nay là 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên, gánh đỡ một phần khó khăn cùng học sinh sinh viên khi giá cả “leo thang”, học phí tăng. Kế thừa kinh nghiệm cho vay các chương trình khác, NHCSXH đã chuyển phương thức cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình học sinh, sinh viên; tổ chức tốt cho vay, thu nợ, thu lãi tại các Điểm giao dịch xã giúp hộ gia đình vừa tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, vừa có ý thức dành dụm từ nguồn thu nhập tổng hợp của gia đình để trả nợ ngân hàng.

NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và đặc biệt là Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên động viên hộ vay vốn phải có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu từ gia đình để trả nợ khi đến hạn. Kết quả thu nợ đến ngày 31/12/2012 đạt 7.776 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm 0,47% là một minh chứng cụ thể các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi biết vay và biết trả. Điều đáng quan tâm hơn, 3 năm qua nợ thu năm sau nhiều hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010 thu nợ đạt 949 tỷ đồng; năm 2011 tăng lên 2.044 tỷ đồng và năm 2012 là 4.385 tỷ đồng. Những con số này đã từng bước phá tan sự nghi ngờ của một số người khi bắt đầu thực hiện

48

Quyết định 157, rằng cho vay học sinh, sinh viên sẽ khó thu hồi vốn!

Để động viên, khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay, NHCSXH đã triển khai thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với người vay trả nợ trước hạn. Do vậy, nhiều hộ vay đã chủ động và tự nguyện trả nợ trước hạn khi có nguồn thu để được hưởng chính sách giảm lãi tiền vay. Việc trả nợ trước hạn cũng đã góp phần giảm gánh nặng cho hộ vay khi đến hạn trả nợ cuối cùng, đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung cho vay quay vòng. Năm 2011, số tiền gốc trả nợ trước hạn là 1.163 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 2.500 tỷ đồng. Hy vọng những năm tới số tiền trả nợ trước hạn ngày một tăng.

Tính đến ngày 31/12/2012 cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 35.802 tỷ đồng… Kết quả này cho thấy chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Chương trình vừa có tính nhân văn sâu sắc, vừa có tính xã hội hóa cao, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Ít có chính sách, chương trình nào lại nhanh chóng đi vào cuộc sống, sớm phát huy hiệu quả như chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Vì được sự đồng thuận của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cả xã hội cùng vào cuộc với sự chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên của thường trực Chính phủ Và sự nỗ lực của cơ quan chủ trì - NHCSXH.

Việc cho vay trực tiếp hộ gia đình sinh viên là một hình thức quản lý vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)