Phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 77)

Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với sinh viên

Để giải quyết những tồn tại nêu trên của chương trình cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Cụ thể là để nâng cao hiệu quả tạo động lực học tập cho sinh viên thông qua chương trình tín dụng đào tạo, vấn đề đặt ra tiếp theo là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phía cho vay và các đơn vị liên quan để cho vay đúng đối tượng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Phối hợp với các Sở GD&ĐT trong khâu thông tin, tuyên truyền và khâu kiểm tra, giám sát việc triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ tại các trường CĐ, TCCN trực thuộc.

Phối hợp với Nhà trường, chính quyền địa phương và Hội đoàn thể cấp xã, phường trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc học sinh sinh viên bỏ học, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật,....

Phối hợp với các cơ quan Lao động thương binh và xã hội trong việc chỉ đạo Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã và tham mưu UBND xác nhận đối tượng vay vốn theo quy định.

Phối hợp tốt với chính quyền địa phương, Ban, Ngành, Hội, đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa, đài phường, chức năng tuyên truyền của các hội,đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

70

chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay sinh viên, nhất là nội dung quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ tới mọi người dân.

3.2.2 Củng cố chất lƣợng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn

Đây được xác định là mắt xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trong đó có việc triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên. Cụ thể:

a. Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của TK và VV theo nội dung quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của hội đồng quản trị NHCSXH : tổ TK và VV bao gồm các tổ viên là các đối tượng thụ hưởng chính sách cư trú trên cùng địa bàn dân cư trong phạm vi cấp thôn, do các tổ chức chính trị xã hội đứng ra thành lập.

TK và VV thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể:

Nhận đơn xin vay vốn của người vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt.

Gửi bộ hồ sơ được UBND xã phê duyệt lên ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt.

Khi có thông báo giải ngân của ngân hàng, thông báo cho người vay đến địa điểm giao dịch của ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc tổ trưởng tổ TK và VV trực tiếp nộp số lãi thu được trong kỳ cho ngân hàng (nếu được ủy nhiệm thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với tổ).

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

71

Phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định.

b. Tổ TK và VV là tổ thực hiện nhiều chương trình cho vay của NHCSXH như: cho vay hộ nghèo, cho vay sinh viên, cho vay nước sạch vệ sinh môi trườngvà một số chương trình tín dụng khác.

c. Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tượng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH thỏa thuận với các tổ chức chính trị xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để tạo sự thi đua và phong phú cho hoạt động của hội đoàn thể tại thôn, bản. Tổ viên trong tổ TK và VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội(ví dụ như Đoàn thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là người vay vốn tin tưởng và tự nguyện gia nhập, đoàn thanh niên đứng ra thành lập quản lý và giám sát thì tổ đó là tổ vay vốn của đoàn thanh niên).

d. Thường vụ của hội đoàn thể cấp xã (chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ) không được kiêm nhiệm tham gia ban quản lý tổ, tổ trưởng tổ TK và VV. Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của tổ TK và VV.

Thường vụ tổ chức hội ở cấp xã cũng không được chỉ định các chi hội trưởng ở cấp thôn là tổ trưởng, chấm dứt mọi hình thức tổ con trong tổ to(tổ to do hội đoàn thể cấp xã và tổ con là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét ban quản lý tổ, tổ trưởng tổ TK và VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

e. Các đơn vị ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại tổ TK và VV

Theo đó, mỗi thôn nên có các tổ TK và VV để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 50 người, tổ TK và VV phải có số lượng tổ viên như vậy mới có thu nhập tự tiên hoa hồng do NHCSXH trả và họ mới

72

gắn bó với hoạt động của tổ nhiêu hơn, trừ một số nơi vùng sâu vùng xa có số hộ trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau.

Việc sắp xếp tổ chức lại tổ TK và VV đồng thời là việc phải tổ chức bẩu chọn tổ trưởng, ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn tổ TK và VV chọn người có đủ năng lực, uy tín đứng ra làm tổ trưởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng NHCSXH trả cho tổ TK và VV là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của tổ, ngoài việc sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của tổ thì phần lớn(80-90%) dùng để bồi dưỡng cho ban quản lý tổ. Các tổ TK và VV nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, những nơi chưa tổ chức sắp xếp lại phải tiến hành ngay việc sắp xếp theo các nội dung đã nêu trên đây, không được khoanh lại khong có tổ vay vốn theo dõi để thu hồi nợ.

Trong khi tổ chức sắp xếp lại tổ TK và VV đối với những tổ trước đây có tiền tiết kiệm của tổ viên, tổ TK và VV cũ khi tách ra tổ khác có thể được giải quyết bằng cách: tổ TK và VV cũ đứng ra làm thủ tục để trả nợ gốc hoặc lãi cho từng tổ viên trên cơ sở số tiền tiết kiệm của mỗi tổ viên trước khi nhập vào tổ khác.

f. Ngoài ra để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn cần thực hiện thêm một số giải pháp sau:

Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban quản lý tổ TK&VV theo hình thức “ cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của tổ, quá tình kiểm tra sử dụng vốn.

In các nội dung quy định về chức năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho tổ TK&VV : Sổ theo dõi cho vay - thu nợ - thu lãi thành viên trong ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch với ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch vớ Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.

3.2.3 Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lƣu động cấp xã

Để công khai hoá, xã hội hoá chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với học sinh sinh viên, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã, phường.

Tranh thủ sự chỉ đạo của trưởng ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động

Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ Chi nhánh để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng chính sách xã hội , đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND phường, xã.

3.2.4 Tăng cƣờng phối kết hợp giữa các Bộ, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phƣơng các cấp

Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó phải có sự hoạt động đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà bản thân một ngành, một tổ chức không thể giải quyết được. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải có sự phối hợp và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương.

74

Phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao Động và Thương binh xã hội và chính quyền địa phương trong việc theo dõi sinh viên trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp để thu hồi vốn vay tín dụng của sinh viên theo hướng: Trước khi tốt nghiệp, các nhà trường phải yêu cầu những sinh viên đã vay vốn và đến thời điểm đó vẫn còn nợ NHCSXH phải làm giấy cam kết trả nợ (theo mẫu NHCSXH ban hành), có trách nhiệm thông báo cho nhà trường và gia đình địa chỉ đơn vị công tác khi có việc làm, có nguồn thu nhập và trách nhiệm cùng gia đình trả nợ.

Sau một thời gian thực hiện cần phải có báo cáo tổng kết cùng nhau rút kinh nghiệm về phương thức cho vay, thủ tục cho vay, ý thức trách nhiệm của các bên liên quan để làm tốt việc cho vay sinh viên trong thời gian tới. Cần ký kết các văn bản ghi nhớ giữa NHCSXH với Nhà trường để quy định trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp.

Chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, UBND cấp xã, thị trấn trong việc hoạt động, cử cán bộ thường trực cho vay sinh viên đủ năng lực giúp UBND cấp xã chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể triển khai các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của NHCS XH.

Thường xuyên thông tin, trao đổi kịp thời với chính quyền xã, tổ chức chính trị các cấp về tình hình hoạt động ở từng nơi, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những nơi chưa tích cực, không thực hiện đúng quy định của NHCSXH; Phối hợp cùng tổ chức hội đoàn thể các cấp đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nhận bàn giao và phát sinh mới, cung cấp số liệu dư nợ hàng tháng đối với từng tổ chức hội, các tổ cho vay vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hội nhận uỷ thác trong quản lý nguồn vốn. Điều này rất quan trọng vì:

Để giúp các hội đoàn thể, cán bộ tổ nắm rõ quy trình nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn thể trong việc tiếp nhận và quản lý

75

nguồn vốn của NHCSXH cần phối hợp tốt cùng các tổ chức hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến các nội dung tập huấn về các chương trình cho vay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua hộ gia đình.

Đồng thời từng bước nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế giải ngân tín dụng, ràng buộc nhiều hơn trách nhiệm của Trưởng ban xoá đói giảm nghèo xã, phường trong cho vay vốn ưu đãi nhằm làm giảm rủi ro tín dụng của NHCSXH. Bởi lẽ, rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

3.2.5 Về tổ chức cho vay:

Chủ động tham mưu Ban đại diện kịp thời phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng vốn tín dụng năm 2010, nắm bắt nợ đến hạn sẽ thu hồi để đẩy nhanh tốc độ quay vòng luân chuyển vốn. Nâng mức cho vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được tổng giám đốc ngân hàng chính sách xã hội giao.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể các cấp triển khai thực hiện tốt chương trình uỷ thác cho vay thông qua việc tổ chức giao ban với các cấp Hội từ cơ sở theo quy định hàng tháng, quý để kịp thời đánh giá kết quả đạt được, chỉnh sửa các tồn tại, đề ra các biện pháp giải quyết cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đạt được các kế hoạch chương trình đã đề ra.

Phối hợp tập huấn nghiệp vụ trên cơ sở hướng dẫn tại văn bản số 101/TTĐT và triển khai chương trình tín dụng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến cán bộ Ngân hàng, cán bộ chuyên trách các cấp hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện tốt chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi

Ngoài ra đối với chương trình cho vay này,Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký kết với ngân hàng Agribank( ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam và Vietinbank (ngân hàng Thương mại cổ phần công thương

76

Việt nam) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV. Do đây là một hướng giải ngân mới không qua hình thức tiền mặt do đó chi nhánh cần thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các phòng nghiệp vụ , phòng giao dịch về tín dụng, kế toán tin học,... theo hướng mới cho phù hợp, đồng thời thực hiện tốt việc phổ biến hướng dẫn cán bộ về quy trình , thủ tục cho vay qua hình thức phát hành thẻ

3.2.6 Đa đạng hóa các hìnhthức thu hồi vốn

Để thực hiện hiệu quả việc thu hồi vốn, việc đa dạng hóa các hình thức thu hồi sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể nhanh chóng và thuận tiện nhất trong việc trả nợ. Các hình thức đó bao gồm:

- Đối với sinh viên đang trong quá trình học:

Với các đối tượng này, tổ chức tín dụng có thể khuyến khích việc trả nợ của sinh viên. Nếu họ trả trong thời gian học, họ sẽ không phải trả tiền lãi. Nói cách khác, tổ chức tín dụng không nhận được tiền lãi nhưng đổi lại họ sẽ thu hồi vốn nhanh chóng và khả năng xẩy ra rủi ro là thấp hơn.

Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay sinh viên đi làm thêm khá phổ biến. Trong số 152 sinh viên vay vốn của tổ chức tín dụng thì có tới 100 sinh viên đi làm thêm chiếm gần 70%. Trong đó chủ yếu là đi làm gia sư chiếm 60% số sinh viên đi làm thêm, tiếp thi chiếm 16% và số còn lại là phục vụ bàn, bán siêu thị, tham gia nghiên cứu khoa học và các ngành nghề khác trên địa bàn đang sinh sống học tập.

Như vậy, có thể thấy rằng sinh viên đi làm thêm khá nhiều và họ cũng có thu nhập có thể dùng để trả nợ cho các tố chức tín dụng qua những công việc đó. - Đối với sinh viên đã tốt nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

77

Đối với các sinh viên đã ra trường và đi làm trong các doanh nghiệp, một giải pháp thu hồi vốn hiệu quả là doanh nghiệp nơi sinh viên đang làm sẽ trích lương hàng thàng của người lao động trả cho tổ chức tín dụng. Tỷ lệ trích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 77)