Quá trình triển khai thực hiện cho vay sinh viên tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 44)

Chính sách xã hội Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/03/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập quỹ tín dụng đào tạo; Quyết định số 218/1998/QĐ-NHNN ngày 01/07/1998 về việc giao nhiệm vụ cho ngân hàng công thương Việt Nam quản lý và cho vay từ Quỹ tín dụng đào tạo, và Quyết định số 1234/2001/QĐ-NHNN ngày 26/9/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy chế cho vay đối với sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, tháng 02/1999, NHCT Việt Nam đã hoàn thiện việc vay vốn từ NHNN, nhận vốn cấp từ ban Ban vật giá Chính phủ, đồng thời NHCT Việt Nam cũng trực tiếp góp vốn hình thành nên nguồn vốn của Quỹ tín dụng đào tạo. Kết quả là ngày 19/03/1999, ngân hàng công thương Việt Nam đã chính thức tổ chức lễ khai trương Quỹ tín dụng đào tạo (Quỹ đạo tạo lúc đó được thiết lập là 160 tỷ đồng gồm Ngân sách nhà nước cấp 30 tỷ đồng và Ngân hàng nhà nước cho vay 130 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, nhận thấy những mặt hạn chế trong việc giao cho NHTM thực hiện cho vay ưu đãi, Chính phủ đã quyết định giao cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay sinh viên nhằm tách bạch tín dụng chính sách ra khởi tín dụng thương mại.

Từ tháng 5 năm 2003, nguồn vốn cho vay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được chuyển cho NHCSXH theo Nghị định số 78/2002 NĐ-CP ngày 04/10/1/2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các dối tượng chính sách khác và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập NHCSXH đã quy định rõ Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (trong đó có cho vay sinh viên có

37

hoàn cảnh khó khăn) để sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản suất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội.

Nguồn vốn NHCXSH tiếp nhận từ Ngân hàng Công thương là 160 tỷ đồng. NHCSXH tiếp tục triển khai chương trình theo nội dung quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, tuy nhiên mức cho vay đã được nâng từ 200 nghìn đồng/tháng lên 300 nghìn đồng/tháng.

Ngày 18/05/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với sinh viên thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg với những thay đổi về chính sách và điều kiện vay vốn như sau:

+ Đối tượng vay vốn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (gồm sinh viên là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo) đang học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dậy nghề có thời gian đào tạo từ một năm trở lên.

+ Phương thức cho vay thay đổi theo hướng chuyển cho vay trực tiếp với sinh viên sang cho vay hộ gia đình, hộ gia đình là người đại diện cho sinh viên trực tiếp vay vốn và trả nợ ngân hàng.

+ Mức cho vay vốn 300 nghìn đồng/sinh viên/tháng.

Ngày 27/09/2007,Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ -TTG về tín dụng đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thay thế quyết định số 107/2006/QĐ- TTG theo hướng tạo điều kiện nhiều hơn cho các đối tượng là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hoả hoạn, dịch bệnh được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại

38

hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm.

+ Mức cho vay tăng lên từ 300 nghìn đồng/sinh viên/tháng lên 800 nghìn đồng/sinh viên/tháng.

+ Lãi suất cho vay 0,5%/tháng

+ Áp dụng phương thức cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV ở thôn , ấp, bản, làng có sự quản lý giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Thời hạn cho vay, thu hồi nợ được kéo dài hơn trước đây. Cụ thể là sau khi ra trường 12 tháng sinh viên mới bắt đầu phải trả nợ. Đối với trường hợp học sinh học nghề ngắn hạn thì thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời gian học. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có đủ khả năng trả nợ sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 44)