- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
ngân sách nhà nước
Theo văn bản quy định Kho bạc có quyền từ chối các khoản chi sai chế độ định mức đối với các khản mà đơn vị chi sai, nhưng kho bạc chỉ từ chối khoản chi đó và không có biên pháp phạt trách nhiệm đối với các dơn vị do vậy dự toán của đơn vị vẫn còn, đơn vị lại thực hiện rút hết dự toán đó đến cuối năm ngân sách hầu hết tài khoản dự toán của đơn vị không còn số dư. Nên kiến nghị đối với cơ quan cấp trên khi phát hiện thì Kho bạc nên có them quyền trừ vào dự toán của đơn vị và báo cho đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị đó biết đồng thời báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để giảm dự toán chi của đơn vị đây là một biện pháp phạt đơn vị đó, bởi vì đã chi sai là đơn vị bị đã phải giảm dự toán không được chi tiếp nữa, khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà không còn dự toán nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan tài chính sẽ giao lại dự toán bổ sung cho đơn vị, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trong đơn vị.
3.3.3 Công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
3.3.3.1 Hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Một là, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp phê duyệt chủ trương và chủ đầu tư. Nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế bảo hành những sản phẩm do các đơn vị tư vấn thực hiện, trong đó cần phải gắn chặt chất lượng sản phẩm tư vấn với chất lượng công trình đầu tư. Ngoài ra, cũng cần ban hành và thực hiện cơ chế giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng mức vốn đầu tư đã được phê duyệt, sau khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chính thức mới thực hiện cấp hết nhằm thúc đẩy việc lập, duyệt quyết toán vốn đầu tư của các chủ dự án.
Hai là, đơn giản hóa những hồ sơ, thủ tục thanh toán nhằm rút ngắn thời gian giải ngân vốn đầu tư. Tức là, loại bỏ bớt những hồ sơ, tài liệu ra khỏi hồ sơ thanh toán khi chủ đầu tư gửi đến KBNN mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc quản lý và thanh toán đúng chế độ. Ví dụ như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là thuộc trách nhiệm của nhà thầu đối với chủ đầu tư trong việc thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
Vì vậy, về phía cơ quan thanh toán – KBNN, khi dự án có khối lượng hoàn thành, được bên A, bên B nghiệm thu và bên A đề nghị thanh toán, thì KBNN có đủ cơ sở để thanh toán cho khối lượng đó.
Ngoài việc loại bỏ bớt những văn bản trên, về phía KBNN cũng cần nghiên cứu để giảm bớt những chỉ tiêu hoặc chữ ký trên chứng từ thanh toán. Chẳng hạn, đối với giấy rút hạn mức vốn đầu tư hiện nay có khá nhiều người cùng thực hiện kiểm soát. Cụ thể, có 7 người cùng ký trên giấy rút vốn đầu tư. Trong đó, KBNN có 5 người cùng ký (gồm cán bộ kiểm soát, phụ trách, cán bộ kế toán, kế toán trưởng, lãnh đạo KBNN); Về phía chủ đầu tư có 2 người ký (gồm kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị). Tuy nhiên, về phía KBNN, khi cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán đã kiểm soát và ký tên trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, nên không cần thiết phải ký trên giấy rút vốn đầu tư. Như vậy, có thể giảm bớt được 2 người ký, đó là cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán vốn đầu tư trên giấy rút vốn đầu tư.
Ba là, tăng cường vai trò chủ động của KBNN trong việc điều hành nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư rất đa dạng, nó bao gồm nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung, nguồn vốn chương trình mục tiêu,… Ngay trong một năm ngân sách cũng có nhiều loại vốn thuộc các kế hoạch khác nhau như vốn thuộc kế hoạch năm trước kéo dài, vốn thuộc kế hoạch năm nay, vốn ứng trước, vốn ứng năm nay,… Trong khi đó, theo quy định thì việc thanh toán phải tuân theo các nguồn vốn, tức là, có vốn mới được thanh toán. Cụ thể, nếu một nguồn vốn không còn số dư, mà dự án lại có khối lượng hoàn thành thì cũng không được thanh toán, kể cả khi các nguồn vốn khác vẫn còn số dư. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho KBNN trong quá trình thanh toán. Vì vậy, để chủ động trong khâu thanh toán, nên chăng cho phép KBNN được sử dụng một cách linh hoạt giữa các nguồn vốn nhận được để thanh toán cho dự án (bao gồm hạn mức các nguồn vốn). Khi Bộ tài chính chuyển vốn sang, KBNN TW tiếp nhận và chuyển về cho các KBNN tỉnh theo tổng số (trên cơ sở kế hoạch các nguồn vốn của các dự án Trung ương trên địa bàn), mà không chia ra theo từng nguồn vốn. Tuy nhiên, khi rút vốn để thanh toán và khi
quyết toán dự án hoàn thành phải được hạch toán theo từng nguồn vốn.
3.3.3.2 Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN là một trong những công việc khá phức tạp, kết quả của công tác này ảnh hưởng đến uy tín của những cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán và quyết toán dự án hoàn thành; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân các chủ đầu tư và nhà thầu,… Vì vậy, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trước hết phải kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ thanh toán. Nội dung và phạm vi kiểm soát của KBNN được xác định cụ thể đối với từng loại hồ sơ (hồ sơ ban đầu, hồ sơ thanh toán từng lần và hồ sơ thanh toán lần cuối). Cụ thể như sau:
- Hồ sơ ban đầu: KBNN thực hiện kiểm tra những nội dung sau: Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ: Kiểm tra các hồ sơ có được lập đầy đủ theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng hay không; Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; Kiểm tra mối quan hệ giữa các hồ sơ theo đảm bảo dự toán hạng mục không được vượt quá tổng dự toán và tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư.
- Hồ sơ từng lần thanh toán: KBNN còn phải thực hiện kiểm tra theo các chỉ tiêu sau: Đối với các khoản chi thanh toán theo dự toán thì KBNN kiểm tra và đối chiếu nội dung thanh toán với dự toán được duyệt; kiểm tra việc áp dụng định đơn giá trúng thầu. Đối với trường hợp thực hiện gói thầu chỉ định thầu có giảm giá, thì KBNN kiểm tra tương tự như trường hợp thanh toán theo dư toán, nhưng khi thanh toán phải giảm trừ tỷ lệ giảm giá tương ứng.
3.3.3.3 Tăng cường việc giải ngân trong chi đầu tư xây dựng cơ bản