Kinh nghiệm kiểm soát cam kết chi tại Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 42 - 44)

- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán

1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát cam kết chi tại Cộng hòa Pháp

Cam kết chi là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN. Trên thế giới, rất nhiều nước đã thực hiện chu trình này, trong đó có nước Pháp. Theo Luật Ngân sách, Nghị viện Pháp thực hiện kiểm soát cả việc Nhà nước vay nợ bên thứ ba và khối lượng ngân quỹ đảm bảo thanh toán được toàn bộ các khoản nợ này. Theo đó, quy trình chi cơ bản gồm cấp kinh phí; cam kết; lập chứng từ; chuẩn chi; thanh toán.

Cam kết chi: Là việc các ĐVSDNS cam kết sử dụng dự toán chi NS được giao hàng năm(có thể là một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.

Cam kết chi NSNN của nước Cộng hòa Pháp được thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Cam kết về mặt pháp lý được thực hiện khi đơn vị tiến hành ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa,dịch vụ theo luật thầu công. Tại bước này, chỉ thực hiện kế toán tổng quát(theo kiểu ghi đơn), chưa thực hiện kế toán NS.

- Giai đoạn 2: Cam kết về khả năng thanh toán được thực hiện khi đơn vị đã nhận được 1 phần hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp. Tại bước này, cùng với việc hạch toán kế toán ngân sách(hạch toán kép) thì cũng sẽ trừ vào dự toán được giao của đơn vị(tại Pháp phần kinh phí này được gọi là kinh phí chi trả) để đảm bảo có đủ kinh phí thanh toán cho các hợp đồng đã ký.

Như vậy, cam kết về khả năng thanh toán luôn có ý nghĩa qaun trọng, nó đảm bảo cho cam kết pháp lý được thực hiện. Kiểm soát viên tài chính sẽ kiểm soát quá trình cam kết này. Tại Pháp có một số đơn vị, cá nhân tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát cam kết chi và thực hiện thanh toán, cụ thể như sau:

- Chuẩn chi viên: Là một công chức nắm giữ một khoản NS,có trách nhiệm thay mặt Nhà nước cam kết về mặt pháp lý đối với người thứ ba(đơn vị cung cấp hàng hóa,dịch vụ),tính toán các khoản chi và ra lệnh chi trả cho kế toán thực hiện. Do có sự ủy nhiệm quyền lực của các Bộ trưởng cho các Tỉnh trưởng, Vùng trưởng nên có sự chuyển giao quyền chuẩn chi của các Bộ trưởng cho các Tỉnh trưởng hoặc Vùng trưởng.

- Kế toán viên: Kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính và là những người duy nhất đủ tư cách điều khiển kinh phí NSNN và thông qua đó thực hiện việc kiểm soát theo các quy định của Luật Ngân sách mới. Tuy nhiên khi kiểm soát thanh toán, kế toán Kho bạc sẽ không kiểm soát tính hiệu quả của khoản chi và tính hợp pháp của khoản chi( nội dung này sẽ do người chuẩn chi chịu trách nhiệm kiểm soát)

Do thực hiện yêu cầu tách riêng với Chuẩn chi viên, nên Kế toán viên phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu-chi mà họ đã thực hiện kiểm soát. Theo đó, mọi hậu quả,sai sót do Kế toán viên gây ra như chi tiêu không có giải trình, các khoản thu không thu được hoặt thụt quỹ... sẽ được đảm bảo bằng tài sản cá nhân của họ. Chính vì vậy,các Kế toán viên sẽ phải ký quỹ hoặc thế chấp bất động sản hợp pháp của họ để đảm bảo năng lực thực thi trách nhiệm khi phát sinh.

- Kiểm soát viên tài chính: KSC do Kế toán viên thực hiện xảy ra vào giai đoạn cuối cùng của quy trình chấp hành chi NS, tức là vào thời điểm thanh toán, chi trả. Tại thời điểm này đã tồn tại một cam kết pháp lý giữa một bên là đại điện Nhà nước(các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách cấp) và một bên là các đối tượng thụ hưởng(nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ). Do vậy, mọi sự sái sót Kế toán viên phát hiện và ngăn chặn không cho thanh toán,chi trả thường phải được giải quyết bằng con đường tòa án. Do vậy, để hạn chế các sai sót cần phải có một cơ chế kiểm soát trước khi thực hiện các cam kết chi. Cơ chế này được gọi là cơ chế kiểm soát tài chính và người thực hiện nhiệm vụ này được gọi là các kiểm soát viên tài chính.

Việc xem xét trước các văn bản cam kết là nhiệm vụ chính của kiểm soát viên tài chính. Trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra, họ nghiên cứu, xem xét tính hợp lệ của các văn bản đó và nếu chấp nhận được thì sé đóng dấu thị thực(visa của kiểm soát viên tài chính) lên văn bản. Kiểm soát viên tài chính xem xét các quyết định cam kết về các nôi dung sau: khoản chi có đúng mục lục ngân sách hay không, mục chi ngân sách có liên quan có còn kinh phí hay không, tính chính xác của các số dự toán, áp dụng các quy định về tài chính và về việc chấp hành ngân sách có phù hợp với phê duyệt của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân hay không.

Để làm được công việc này họ phải nhận được tất cả các chứng từ có liên quan. Nếu các khoản chi cam kết có nghi vấn không hợp lệ, kiểm soát viên có thể từ chối thị thực chấp nhận. Nếu vẫn còn bất đồng ý kiến với đơn vị chuẩn chi, kiểm soát viên phải báo cáo về Bộ Tài chính. Tuy nhiên, kiểm soát tài chính không kiểm soát về tính hiệu quả các cam kết chi tại đơn vị chi tiêu.

Kiểm soát viên tài chính phải chắc chắn là mọi quyết định cam kết đều phải qua họ kiểm soát; không chấp thuận các cam kết đãcó visa bị sửa đổi; tất cả các lệnh thanh toán hay lệnh ủy quyền kinh phí đều phải qua kiểm soát tài chính; mọi lệnh chuẩn chi không có visa là hoàn toàn không có hiệu lực đối với kế toán thanh toán. Các kiểm soát viên tài chính được đặt vào vị trí thuận lợi để quan sát hoạt động của các cơ quan mà họ kiểm soát, có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin tới Bộ trưởng Bộ Tài chính những thông tin hữu ích về tình hình chấp hành ngân sách của Bộ mà họ được giao nhiệm vụ kiểm soát cam kết chi.

Kiểm soát viên tài chính với nhiệm vụ tư vấn, vai trò này hình thành từ những nhiệm vụ mà họ được giao, là hoạt động quan trọng, hấp dẫn nhất mà cũng khó khăn nhất trong hoạt động của kiểm soát viên tài chính. Đối với thủ trưởng các cơ quan mà kiểm soát viên tài chính thực hiện kiểm soát cam kết, họ là những người hướng đạo thực sự, cảnh báo cho các cơ quan đó để phòng chống các hậu quả bất lợi của các quyết định, thông báo cho họ các trường hợp mà trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan có thể bị liên đới. Bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu của kiểm soát viên tài chính là theo dõi sự tôn trọng các nguyên tắc, quy định về chi tiêu ngân sách, họ cũng có điều kiện đánh giá các quy định ấy có thể không phù hợp trong một số tình huống cụ thể, từ đó giúp cơ quan lập pháp và hành pháp có những điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w