Thiên tai, đảmbảo an ninh quốc phòng, anh sinh xã hội; các công trình dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được phê

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 122 - 127)

- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư

thiên tai, đảmbảo an ninh quốc phòng, anh sinh xã hội; các công trình dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được phê

thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt và bố trí vốn(kể cả vốn cân đối ngân sách địa phương) đã gặp rất nhiều khó khăn, gây cản trở đến quá trình giải ngân vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.Vì vậy, các Bộ, Ngành cần tập trung chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư để khẩn trương hoàn thành kế hoạch trong năm. Bên cạnh đó cần phải đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và các chính sách đơn giá đền bù cũng phải linh hoạt hơn.

3.3.3.4 Xây dựng quy trình tích hợp kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phù hợp lộ trình triển khai chiến lược phát triển Kho bạc Kho bạc Nhà nước phù hợp lộ trình triển khai chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020

Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là một cơ chế quản lý rất mới, được ban hành từ đầu năm 2009 và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện. Đây là một chính sách rất tiến bộ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực trên thế giới, là một nội dung quan trọng trong quá trình tiến hành cải cách quản lý tài chính công của Việt nam.Với mục tiêu quản lý kiểm soát chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước qua KBNN,bắt đầu từ khi có dự toán được duyệt đến khâu cam kết và thực hiện thanh toán,chi trả; thực hiện cải cách hành chính công khai và minh bạch thông tin; tận dụng ưu thế về hành lang pháp lý, về công nghệ và nguồn nhân lực trong khuôn khổ lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng quy trình tích hợp quản lý kiểm soát, cam kết và thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng bộ,hiệu quả; đồng thời xác định lộ trình triển khai quy trình này phù hợp với quá trình triển khai chiến lược phát triển KBNN, nhằm không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong thời gian tới.

3.4.1 Đối với Bộ Tài Chính

- Triển khai và vận hành hệ thống Tabmis đúng thời hạn:

Quy trình quản lý, kiểm soát chi được triển khai đồng bộ gắn kết chặt chẽ với tiến độ triển khai hệ thống tabmis tại các đơn vị và cơ quan tài chính.Do đó để triển khai dự án đúng tiến độ và kế hoạch Bộ Tài chính cùng các đơn vị tham gia triển khai dự án phải cố gắng tập trung nguồn lực,tổ chức thực hiện công việc bám sát vào kế hoạch đã đề ra đảm bảo hoàn thành việc triển khai hệ thống trên toàn quốc.

- Ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý chuyên ngành cần ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng được kịp thời, phù hợp và có căn cứ. Cần có quy chế quy định bắt buộc các cơ quan chủ quản cấp trên phải giao dự toán NSNN cho các đơn vị cấp dưới ngay từ đầu năm và hạn chế tối đa việc điều chỉnh dự toán NSNN trong năm ngân sách.

- Về công tác tuyền dụng và đào tạo cán bộ

Bộ Tài chính sửa đổi chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để đảm bảo theo hướng tuyển dụng- đào tạo và giữ được người giỏi để làm việc. Bên cạnh đó Bộ Tài chính cần có nhiều chính sách thu hút những người giỏi về công việc, tạo ra nhiều cơ hội mới đối với những người có năng lực. Đảm bảo cho việc cán bộ công chức cam kết phục vụ lâu dài cho ngành và hạn chế tối đa việc bố trí cán bộ trái với chuyên môn và phân công công việc không đúng với sở trường.

3.4.2 Đối với Kho bạc Nhà nước

- Nâng cao công tác cấp phát thanh toán

KBNN kiên quyết không thực hiện cấp phát, thanh toán kể cả việc cấp tạm ứng đối với những đơn vị đầu năm không có dự toán hoặc không gửi dự toán đến KBNN. Cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên phải chịu trách nhiệm pháp lý và

trách nhiệm vật chất về sự chậm trễ, sự thiếu chính xác khi giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng.

- Hoàn thiện quy trình kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN

Hiện nay hệ thống KBNN đang áp dụng quy trình một cửa trong kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN. Việc thực áp dụng quy trình này bước đàu đã đem lại một số hiệu quả và mục đích. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn một số bất cập vì vậy trong thời gian tới KBNN cần nghiên cứu và hoàn thiện xây dựng quy trình giao dịch sao cho đáp ứng được các yêu cầu của Chính phủ và Bộ Tài chính.

- Đẩy mạnh giao dịch điện tử

Hoàn thiện cơ chế và hành lang pháp lý cho văn bản hành chính điện tử, tăng cường và thúc đẩy sử dụng thanh toán điện tử giữa KBNN với các kênh thanh toán khác trong nền kinh tế. Từng bước xây dựng quy trình giao dịch, điều hành trên nền ứng dụng NCTT trong cơ quan nhà nước. Những quy định này sẽ tạo nền tảng và hiệu lực pháp lý cho các văn bản hành chính, hồ sơ văn bản điện tử, tài liệu gửi qua hộp thư điện tử... để phục vụ cho hoạt động kiểm soát chi điện tử, cũng như các giao dịch điện tử trực tiếp từ ĐVQHNS , chủ đầu tư vào hệ thống Tabmis.

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi thì vị thế, nhiệm vụ, vai trò của KBNN cần phải được hoàn thiện và nâng cao. Tổ chức thực hiện quản lý Nhà cung cấp cho lĩnh vực công. Giao cho đươn vị chuyên môn là Vụ kiểm soát chi NSNN phát triển quy trình quản lý, kiểm soát cam kết và kiểm soát chi, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kiểm soát này với cơ chế một cửa và cải cách hành chính của KBNN.

- Nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ ngành Kho bạc

Xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp để thu hút nguồn cán bộ trẻ, có trình độ và năng lực. Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn , các lớp huấn luyện cập nhật kiến thức mới để nâng cao chất lượng cán bộ.

Chú trọng đào tạo đối với những cán bộ trực tiếp thực tham gia hiện các quy trình quản lý, kiếm soát.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính công là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng. Điều này nhằm góp phần làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai minh bạch và dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng.

Với đề tài:”Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tạo Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước –thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” đã giải quyết cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, được thể hiện trên các nội dung sau:

Từ những vấn đề lý luận về chi NSNN, các nội dung cơ bản về kiểm soát chi NSNN qua KBNN, các quy trình kiểm soát chi đối với chi thường xuyên và chi đầu tư. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác KSC tại SGD KBNN, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC trong đó có một số giải pháp như góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát chi qua SGD, tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, hoàn thiện nội dung kiểm soát chi và nâng cao trình độ năng lực của cán bộ ngành Kho bạc. Đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ tài chính và Kho bạc nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát cũng như việc đào tạo cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt hơn.

Kiểm soát chi NSNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, là một vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều ngành nên những kiến nghị, đề xuất trong đề tài chỉ là những ý kiến ban đầu, là một số đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi qua KBNN. Do thời gian nghiên cứu thực tiễn có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, các Cô và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài tốt hơn.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w