Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 65)

- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán

2.3.1.5Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY

2.3.1.5Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước

bạc Nhà nước

Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN. chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội , đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

việc phân phối và sủ dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước. Vì vậy để các khoản chi này sử dụng đạt hiệu quả cao, Sở giao dịch KBNN đã phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Kết quả của việc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu chi thường xuyên NSNN tại Sở Giao dịch KBNN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ

Tổng số chi thường xuyên

NSNN: 153.097.075 100 133.191.140 100 238.547.507 100Trong đó: Trong đó:

Chi thanh toán cá nhân:

( lương, phụ cấp ) 35.212.327 23.00 36.241.309 27.21 64.145.425 26.89 Chi nghiệp vụ chuyên

môn 14.620.158 41.52 16.333.958 45.07 28.037.965 43.71 Chi mua sắm, sửa chữa 4.605.350 31.50 3.858.081 23.62 6.330.973 22.58 Chi khác 183.293 3.98 158.181 4.10 431.772 6.82

(Nguồn: Báo cáo công tác chuyên môn Sở Giao dịch KBNN năm 2010, 2011, 2012)

Để thuận lợi cho việc kiểm tra kiêm soát, Sở Giao dịch đã chia các mục chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách ra thành 04 nhóm mục chi. Đó là chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và các khoản chi khác.

Việc kiểm soát các nhóm mục này được thực hiện như sau:

Đối với chi thanh toán cá nhân ( như chi lương, học bổng, sinh hoạt phí, tiền công)

Đầu năm ngân sách đơn vị sử dụng ngân sách về tiền lương và phụ cấp lương phải gửi các văn bản, giấy tờ đến KBNN để kiểm tra và lưu giữ bao gồm dự toán chi NSNN năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó có khoản chi về lương, bảng đăng ký hoặc thông báo biên chế, quỹ lương được cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt , bảng kê danh sách công chức và tiền lương có mặt tại thời điểm 31/12 năm trước. Khi có biến động ĐVSDNS gửi KBNN bảng tăng giảm biên chế quỹ tiền lương : bảng tăng giảm học bổng, sinh hoạt phí được nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương, danh sách học bổng, sinh hoạt phí, danh sách hưởng lương cán bộ hợp đồng. Cán bộ KSC đối chiếu với bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí năm đã gửi cho Kho bạc; kiểm tra hệ số lương, số tiền lương, phụ cấp của từng người trong danh sách chi trả lương, tổng tiền lương, phụ cấp; danh sách chi trả học bổng, sinh hoạt phí, danh sách hưởng lương hợp đồng của ĐVSDNS, kiểm tra các dòng chi tiết, tổng số tiền trên giấy rút dự toán NSNN, nếu thấy khớp đúng thì SGD thanh toán lương, phụ cấp qua tài khoản ATM của người hưởng lương tại các ngân hàng thương mại, riêng học bổng và sinh hoạt phí thanh toán cho ĐVSDNS để thanh toán lại cho đối tượng được hưởng. Nếu như trong quá trình kiểm soát nếu phát hiện chi tiêu không đúng chế độ, không đủ điều kiện theo quy định, không đúng đối tượng trong dự toán được duyệt KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi thanh toán cho cá nhân ngày một tăng, các khoản chi lương có tính chất chiếm một lượng không nhỏ trong tổng số những khoản chi thường xuyên. Những năm gần đây do chính sách của Nhà nước có những thay đổi về mức lương tối thiểu nhằm điều tiết mức sống sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện kinh tế thì khoản chi này càng lớn. Các chính sách đổi mới cải tiến quy trình cấp phát thanh toán lương đã góp phần quản lý được các khoàn chi chặt chẽ hơn.

Đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:

Đối với khoản chi này cán bộ KSC thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của giấy rút dự toán NSNN các hồ sơ chứng từ có liên quan của đơn vị sử dụng ngân sách như hợp đồng, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, các bảng kê công tác phí, các thông báo cước phí do bưu điện thông báo. Nếu đối chiếu thấy các khoản chi này đúng với nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xem xét các khoản

chi này có đúng tiêu chuẩn, định mức, giá cả có phù hợp với mức giá do Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh các khoản chi hay không. Nếu kiểm soát các chứng từ thấy hợp lệ thì sẽ tiến hành thanh toán cho đơn vị, nếu phát hiện thấy không đủ điều kiện thì từ chối thanh toán.

Với số liệu thanh toán các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn trong năm 2010 là: 14.620.158, chiếm 41,52%, năm 2011 là: 16.333.958, chiếm 45,07% và năm 2012 là: 28.037.965 chiếm 43,71%

Về tốc độ chi nghiệp vụ chuyên môn giữa các năm có chiều hướng tăng và tỷ trọng cũng tăng thêm theo các năm. Tuy nhiên với tình hình kinh tế như hiện nay Chính phủ có quyết định về việc điều chỉnh tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát như việc giảm tối đa số lượng, quy mô và kinh phí chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, sơ kết, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập… và các đoàn công tác trong và ngoài nước sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu. Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ khác chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực thì tốc độ chi cũng giảm đi nhiều.

Đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị để thực hiện như giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, Sở Giao dịch thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi theo quy định, kiểm tra các quy định của Nhà nước về các hình thức mua sắm( việc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu...) nếu đủ điều kiện theo quy định thì làm thủ tục thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiên mặt qua đơn vị thực hiện chế độ tự chủ để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa,dịch vụ.

Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp thì KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị thực hiện NSNN. Trình tự thanh toán tạm ứng như sau:

Căn cứ vào giấy rút dự toán NSNN ghi tạm ứng và các hồ sơ, chứng từ có liên quan của đơn vị thực hiện, Sở giao dịch tạm ứng bằng chuyển khoản để thanh toán

cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị để đơn vị thanh toán cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Sau khi thực hiện chi, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng với KBNN theo chế độ quy định. Căn cứ vào hồ sơ chứng từ có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, Sở Giao dịch KBNN thực hiện kiểm tra kiểm soát nếu đủ điều kiện thanh toán được quy định làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do thực hiện chủ trương cắt giảm chi tiêu công cũng như việc thực hiện tiết kiệm như tạm dừng trang bị mới xe ô tô, mua sắm tài sản có giá trị lớn, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng... nên đối với các khoản chi này cũng giảm đi nhiều. Được thể hiện qua các năm như sau:

Năm 2010 là 4.605.350 chiếm 31,50%, năm 2011 là 3.858.081 chiếm 23,62% và năm 2012 là: 6.330.973 chiếm 22,58%. 23,62% và năm 2012 là: 6.330.973 chiếm 22,58%.

Đối với các khoản chi khác

Các khoản chi thường xuyên khác qua kho bạc đây là một khoản chi kho bạc khó kiểm soát nhất bởi chưa có quy định cụ thể nào đối với khoản chi này với lại các khoản chi này thường đột xuất không ổn định khó kiểm soát gây dễ thất thoát ngân sách nhà nước. Do vậy KBNN cần kiểm soát chặt chẽ một cách có khoa học và hệ thống.

Đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN kiểm tra kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định và thực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp, hàng hóa, dịch vụ.

Đối với những khoản chi chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp thì căn cứ vào dự toán NSNN được cơ quan có thẩm quyền giao và giấy rút dự toán(tạm ứng), KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị. Đầu tháng sau, chậm nhất vào ngày mùng 5 hàng tháng,đơn vị phải lập bảng kê chứng từ thanh toán kèm theo các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi KBNN để làm thủ tục thanh toán tạm ứng. Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán và kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn,định mức, chế độ chi được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc các tiêu chuẩn, định mức

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các hồ sơ, chứng từ có liên quan, nếu đủ điều kiện quy định , KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán tạm ứng cho đơn vị. Đơn vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán và quyết định chi tiêu của mình.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 65)