- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán
1.3.2 Những nhân tố chủ quan
- Chức năng nhiệm vụ của KBNN: việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi KBNN phải có một vị thế, vai trò nhất định để đảm trách nhiệm vụ này. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước: Quy trình nghiệp vụ KSC NSNN là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác KSC của KBNN. Bao gồm các yếu tố: phạm vi kiểm soát, nội dung kiểm soát, trình tự thủ tục các bước kiểm soát và luân chuyển chứng từ, thực hiện thanh toán. Quy trình kiểm soát phù hợp, đầy đủ và gọn nhẹ sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi thực hiện chính xác, nhanh chóng, thời gian thanh toán được rút ngắn.
- Thời gian thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi: Việc quy định thời hạn giải quyết, thanh toán các khoản chi làm cho công tác KSC được thực hiện nhanh chóng, đúng thời hạn, thời gian thanh toán phù hợp với tính cấp thiết của từng loại khoản chi, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng cán bộ giải quyết chậm trễ, phiền hà cho khách hàng đến giao dịch tại KBNN.
- Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN, đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện việc kiểm soát chi NSNN, vì vậy cán bộ KBNN phải đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.
- Về cơ sở vật chất – kỹ thuật: việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng cần đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ trong hệ thống KBNN, hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hóa trong công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN...