- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
2.4.1.1 Công tác kiểm soát chi thường xuyên
Sau một thời gian thực hiện Luật ngân sách nhà nước(sửa đổi) và các cơ chế chính sách có liên quan đến công tác quản lý kiểm soát chi NSNN, công tác kiểm soát chi tại Sở Giao dịch KBNN đã đạt được những kết quả như sau:
+ Kiểm soát chi NSNN đã quy định rõ ràng hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đơn vị trong việc quản lý chi NSNN: Cụ thể đối với các cơ quan tài chính đã tăng cường được tính chủ động trong việc điều hành NSNN. Đối với KBNN từ chỗ chỉ đơn thuần chấp hành xuất quỹ NSNN theo quyết định chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo dự toán, đảm bảo đúng chế độ quy định. Đối với đơn vị dự toán,việc tổ chức chi và kiểm soát chi NSNN theo dự toán cũng góp phần tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị trong việc chi tiêu.
+ Kiểm soát chi góp phần nâng cao kỷ luật tài chính đối với ĐVSDNS:
Thông qua hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN, SGD đã kiểm soát tương đối các khoản chi tiêu của các ĐVSDNS như việc yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo đúng luật NSNN. Đối với công tác lập, phê duyệt và phân bổ dự toán dần đi vào nề nếp. Cụ thể thời hạn gửi dự toán chi NSNN tới KBNN tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật ngân sách song các đơn vị sử dụng NSNN đã gửi sớm hơn so với trước đây. Chất lượng phân bổ và giao dự toán cũng được các đơn vị chủ quản chú trọng hơn, đặc biệt chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN đã được giao theo 4 nhóm chi, tạo nên tính chủ động cho các đơn vị dự toán trong việc sử dụng kinh phí nhà nước cấp,đồng thời công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN cũng diễn ra thuận lợi và thông thoáng hơn.
Việc sử dụng NSNN sao cho tiết kiệm có hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu nhất là trong bối cảnh NSNN khó khăn số huy động vào NSNN không đảm bảo như kế hoạch thì việc tiết kiệm chi, đảm bảo sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả càng trở nên quan trọng. SGD KBNN với chức năng nhiệm vụ được giao là thực hiện quản lý kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN. Việc thực hiện công tác kiểm soát chi của KBNN được coi như là “trạm” kiểm soát cuối cùng trước khi chi tiền ra khỏi quỹ NSNN. Hàng năm thông qua công tác kiểm soát chi NSNN đã từ chối thanh toán, hướng dẫn thủ tục tiết kiệm cho NSNN những khoản tiền không nhỏ. SGD đã thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm túc các quy trình kiểm soát chi để đảm bảo việc chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ. Đồng thời cũng đã phát hiện ra nhiều khoản chi chưa đúng chế độ chủ yếu tập trung ở việc các khoản chi chưa có trong dự toán được duyệt, trong quá trình thực hiện có phát sinh thay đổi song ĐVSDND chưa thực hiện điều chỉnh dự toán, chi tiêu chưa đúng định mức chế độ do Nhà nước quy định, chưa đủ thủ tục, hồ sơ để thanh toán..
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả kiểm soát chi thường xuyên
Năm
Tổng số kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN (tỷ đồng) Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ (đơn vị) Số món thanh toán chưa đủ thủ tục (món) Số tiền từ chối thanh toán (tỷ đồng) 2010 153.097 42 58 180
2011 133.191 33 72 210
2012 238.547 26 85 322
Tổng 524.836 101 215 712
(Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết công tác năm 2010, 2011, 2012 của SGD)
Qua bảng trên ta thấy số kiểm soát chi thường xuyên đã tăng lên là do chính sách điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước như điều chỉnh tăng lương nên số chi thường xuyên đã tăng lên. Bên cạnh đó số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ quy định đã giảm nhưng số món thanh toán chưa đủ thủ tục, số tiền từ chối thanh toán cũng vẫn tăng nhiều.
+ Kiểm soát chi đã thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình cấp bách của Chính phủ, Bộ tài chính: Năm 2011, thực hiện nghị định số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. SGD đã thực hiện nghiêm túc như trong việc kiểm soát hồ sơ của đơn vị SDNS nếu phát hiện thấy các hồ sơ không tuân thủ theo các nội dung của nghị quyết thì SGD sẽ từ chối thanh toán. Ví dụ như đối với việc tạm dừng mua sắm ô tô ,phương tiện , tài sản khác có giá trị lớn, sửa chữa lớn trụ sở làm việc. Hạn chế các khoản chi hội nghị, hội thảo,lễ hội. Thực hiện tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện,nước sinh hoạt....SGD đã thực hiện được việc kiểm soát tiết kiệm 10% chi thường xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát, SGD đã căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên NSNN năm 2011 của các Bộ, ban ngành và quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp để thực hiện hạch toán ghi giảm dự toán của từng cơ quan, đơn vị. Việc SGD kiểm soát chặt chẽ theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ như trên đã góp phần tiết kiệm các khoản chi cho NSNN, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo an sinh cho toàn xã hội.
+ Kiểm soát chi góp phần tích cực vào việc tăng cường chế độ quản lý tiền NSNN, tiền mặt: Thông qua công tác KSC đã thực hiện thanh toán tiền lương của cán bộ,công chức qua tài khoản ATM ở các ngân hàng thương mại, thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và tạo nguồn vốn cho các ngân hàng để cho vay đầu tư phát triển.