Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 98 - 101)

- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư

2.4.2.1 Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên

Thứ nhất, đó là vướng mắc khi thực hiện NSNN theo dự toán từ KBNN. Chi dự toán là phương thức cấp phát tiên tiến tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặt khác do cơ chế tạm cấp kinh phí,ứng trước dự toán nên nhiều Bộ, Ban ngành ở trung ương và địa phương còn ỷ lại dẫn tới việc phân bổ và giao dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN chậm, ảnh hưởng tới việc chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách và công tác kiểm soát chi NSNN của Kho bạc,cụ thể:

+ Hầu hết các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện chưa đúng thời gian phân bổ và giao dự toán cho đơn vị trực thuộc để Bộ Tài chính thẩm định trước khi giao cho các đơn vị sử dụng NSNN theo quy định của Luật NSNN. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ tài chính, các cơ quan đơn vị dự toán cấp 1 cũng chưa khẩn trương giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN dẫn đến trong các tháng đâu năm các cơ quan, đơn vị không có dự toán chi tiết gửi KBNN làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi tiêu. KBNN vẫn phải thực hiện tạm nhập tạm cấp dự toán cho các cơ quan, đơn vị trong những tháng đầu năm.

+ Chất lượng dự toán chưa đảm bảo, cụ thể như đối với NSTW, các Bộ,cơ quan Trung ương phân bổ chưa đúng biểu mẫu, chưa phân bổ hết dự toán được giao, còn để dự phòng quá quy định mà chưa xác định nhiệm vụ chi...

+ Cơ chế kiểm soát theo hình thức rút dự toán tại KBNN cũng gặp nhiều vướng mắc trong việc kiểm soát thanh toán đối với cơ quan khoán chi quản lý hành

chính, đơn vị sự nghiệp có thu, thu hộ kinh phí công đoàn, chi đối với chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước.

Thứ hai, Mặc dù đã thừa nhận sự hạn chế của các phương thức cấp phát hiện nay,song cơ chế cấp phát các khoản chi ngân sách theo Luật NSNN(sửa đổi) mới chỉ bỏ được hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí và thay bằng cấp phát theo dự toán từ KBNN, còn một số phương thức cấp phát khác như cấp phát theo lệnh chi tiền,ghi thu-ghi chi, cấp phát kinh phí ủy quyền vẫn còn tồn tại song song hình thức cấp phát mới. Thực tế đó đã gây ra không ít khí khăn cho KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN, cụ thể như cùng là cấp bằng lệnh chi tiền nhưng nếu lệnh chi chuyển vốn cho KBNN thì KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán, còn đối với hầu hết các lệnh chi tiền khác thì cơ quan tài chính thực hiện kiểm soát chi, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ ngân sách theo lệnh của cơ quan tài chính. Đối với kinh phí ủy quyền từ NSTW hình thức cấp phát cũng chưa rõ ràng,có loại cấp theo dự toán, có loại cấp theo lệnh chi tiền..., quy trình chuyển kinh phí, kiểm soát thanh toán cũng chưa được quy định thống nhất nên SGD KBNN đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ ba, về hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi khi thực hiện luật NSNN mới hầu như chưa có sự thay đổi nào đáng kể so với trước đây, cộng thêm tỷ lệ trượt giá do lạm phát qua các năm, làm cho hệ thống này đã lạc hậu nay còn lạc hậu hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kiểm soát chi của KBNN cũng như công tác chi tiêu của đơn vị sử dụng NS

Thứ tư, Chế độ kế toán,quyết toán quỹ NSNN còn một số hạn chế như:

+ Chế độ kế toán quỹ chưa tách bạch chức năng chuẩn chi và chức năng kế toán, nhiều cơ quan cùng tham gia vào công tác kế toán NSNN cụ thể như: Cơ quan tài chính hạch toán NSNN theo chế độ kế toán riêng. Số liệu cơ quan tài chính mang nặng tính thống kê; KBNN hạch toán kế toán thu-chi NSNN theo nguyên tắc ghi sổ kép, theo chế độ hạch toán riêng, căn cứ chứng từ xuất quỹ NSNN, có theo dõi chi tiết theo mục lục NSNN do Bộ Tài chính ban hành; Đơn vị sự nghiệp thực hiện kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính

ban hành và cũng theo dõi các khoản chi tiêu thực tế của đơn vị theo mục lục NSNN. Chính vì vậy, công tác kế toán quỹ NSNN phản ánh thiếu thống nhất giữa các cơ quan,đơn vị. Từ đó việc đánh giá tình hình chi NSNN thiếu chính xác, đồng thời gây lãng phí. Song quan trọng hơn đó là không xác định được trách nhiệm thuộc về ai trong trường hợp sử dụng vốn NSNN không có hiệu quả.

+ Quyết toán quỹ NSNN: Về nguyên tắc số liệu chi NSNN trên sổ kế toán của đơn vị phải cân đối và khớp đúng với số liệu của KBNN kể cả về tổng số và chi tiết; đồng thời số liệu đó phải được KBNN xác nhận trước khi trình cơ quan tài chính duyệt quyết toán. Tuy nhiên số liệu chi NSNN của KBNN với số liệu chi của đơn vị chỉ khớp nhau về tổng số còn về chi tiết không khớp. Thực tế hiện nay KBNN cũng chỉ xác nhận số chi NSNN của đơn vị theo tổng số. Vì vậy làm cho kết quả quyết toán giữa cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị dự toán không thống nhất với nhau, gây ảnh hưởng đến việc xác nhận quyết toán cũng như phê duyệt quyết toán NSNN của cấp có thẩm quyền.

Thứ năm: Còn tồn tại 2 quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Sở Giao dịch. Việc KSC NSNN qua Sở Giao dịch vẫn còn tồn tại 2 quy trình là đó là quy trình KCS thường xuyên do Phòng Kế toán, bộ phận kế toán của phòng Kế toán SGD đảm nhiệm, quy trình KSC thanh toán vốn đầu tư do phòng Kiểm soát chi đảm nhiệm. Một đơn vị SDNN nếu có 2 nguồn vốn vẫn phải giao dịch với 02 cửa nếu được cấp ngân sách theo 2 nội dung chi. Việc phân công nhiệm vụ như trên dẫn đến phiền hà cho các đơn vị giao dịch.

Thứ sáu:Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN hiện nay chưa đáp ứng được quá trình cải cách tài chính công và hội nhập quốc tế. Mặc dù trong thời gian qua công tác KSC NSNN qua KBNN đã được hoàn thiện, sửa đổi và đạt được một số kết quả nhất định tuy nhiên so với yêu cầu cải cách tài chính công và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát chi tiêu công thì công tác KSC NSNN của nước jta còn tồn tại một số hạn chế đó là chưa gắn kết được các khâu lập, phân bổ và kiểm soát trong chu trình quản lý NSNN. Đặc biệt là việc lập và phân bổ dự toán NSNN, dự toán được lập và phân bổ chậm nhất là vào đầu năm. Mặt khác trong

những năm gần đây vẫn xảy ra tình trạng một số ĐVSDNS vẫn có thể thực hiện ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa , dịch vụ trong khi chưa có dự toán, hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với nhiệm vụ được giao của ĐVSDNS hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn định mức , chế độ( ví dụ như mua xe ô tô quá tiêu chuẩn cho phép của Chính phủ..) Vì vậy, tại khâu thanh toán, chi trả đã bị KBNN từ chối thanh toán và ĐVSDNS không có nguồn để thanh toán đã dẫn đến tình trạng nợ đọng trong thanh toán. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế gây thiệt hại cho các đơn vị cung cấp hàng hóa,dịch vụ. Đây là vấn đề còn tồn tại trong quản lý chi tiêu công, chưa minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w