Sự cần thiết thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nướcqua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 37 - 38)

- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán

1.2.5Sự cần thiết thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nướcqua hệ thống Kho bạc Nhà nước

thống Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN được đặt ra đối với mọi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển và với nước ta hiện nay, việc kiểm soát chi NSNN lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng:

- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung va đổi mới về cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi khả năng của NSNN còn khá hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, các ngành và các cấp. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, xã hội góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành NSNN. Đặc biệt là hệ thống KBNN sẽ kiểm soát, thanh toán trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng chức năng nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỉ luật tài chính.

- Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: một thực tế khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được ngân sách nhà nước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quy định, không có trong dự toán chi NSNN đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu, thiếu các hồ sơ chứng từ pháp lý có liên quan... Vì vậy phải có giải pháp chấn

chỉnh,xử lý kịp thời các gian lận, sai sót ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể gây ra trong việc sử dụng NSNN của các cơ quan,đơn vị,bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được tiết kiệm và có hiệu quả.

- Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: các khoản chi của NSNN đều mang tính không hoàn trả trực tiếp.Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng các khoản chi bàng các kết quả công việc cụ thể đã được nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn. Vì vậy phải có một cơ quan chưc năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của ÌNSNN, bảo đảm tương xứng khoản tiền mà nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện.

- Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới,theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nước và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện có hiệu quả trong điều kiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ NSNN đến từng đối tượng sử dụng ngân sách, kiên quyết không chuyển kinh phí NSNN qua các cơ quan quản lý trung gian. Có như vậy mới có thể đảm bảo kỷ cương,kỷ luật tài chính nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của NSNN.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 37 - 38)